SÁCH - Hệ thống điện truyền tải và phân phối (Hồ Văn Hiến) Full




Tất cả các công ty điện lực đều hoạt động gần như theo hợp đồng với khách hàng. Nói chung, những hợp đồng này qui định số lượng và chất lượng của điện năng được cung cấp. Chất lượng điện năng bao gồm:
a) Tần số và các giới hạn trong đó tần số được giữ không đổi;
b) Điện áp và các giới hạn trong đó điện áp có thể giữ không đổi.
c) Liên tục cung cấp điện.

Các yêu cầu ngày càng tăng một bên là để cải thiện việc cung cấp điện còn bên kia là việc vận hành kinh tế, cả hai đều khuyến khích việc liên kết các nhà máy điện vào trong một hệ thống liên kết và hơn thế nữa là liên kết nhiều hệ thống thành hệ thống hợp nhất. Đã có nhiều hệ thống hợp nhất bao phủ nhiều vùng của nhiều nước thành hệ thống điện liên quốc gia. Ở Việt Nam, lưới điện quốc gia đã được liên kết hai lưới điện miền Bắc và miền Nam qua đường dây siêu cao áp 500 kV cũng nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu nói trên. Bất kỳ cơ cấu rộng lớn nào cũng đều có tính phức tạp. Tuy vậy, việc vận hành hệ thống điện không phải là không thể điều hành được. Cấu trúc có thể thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác, nhưng sự biến đổi không đến nỗi quá lớn đến nỗi làm trở ngại cho việc nghiên cứu xét về cơ bản. Cấu trúc của hệ thống điện điều hành được đặt trên cơ sở của sự phân chia theo hàng dọc và theo hàng ngang như được minh họa trong H.1.1.

Theo chiều dọc, hệ thống liên hợp được chia làm bốn cấp:
a) Cấp phân phối;
b) Cấp truyền tải phụ;
c) Cấp truyền tải (cùng với cấp truyền tải phụ và cấp phân phối có liên kết với nó tạo ra một hệ thống điện);
d) Hệ thống đường dây nối (liên kết nhiều hệ thống điện với nhau vào trong một hệ thống điện liên hợp).

Theo chiều ngang, mỗi cấp lại được chia thành một số các hệ thống (số hệ thống truyền tải phụ trong mỗi hệ thống truyền tải hay số hệ thống phân phối trong mỗi hệ thống truyền tải phụ thực tế có thể nhiều hơn con số trên hình vẽ). Các hệ thống con này cách ly với nhau về mặt điện (và cũng thường là về mặt địa lý) với các hệ thống lân cận trong cùng một cấp nhưng chỉ được nối kết về điện với nhau qua các hệ thống ở cấp cao hơn.


NỘI DUNG:

Chương 1 Cấu trúc cơ bản của  hệ thống điện
Chương 2 Thông số đường dây và cáp
Chương 3 Mô hình đường dây tải điện  và khảo sát vận hành
Chương 4 Biểu diễn các phần tử  của mạng điện
Chương 5 Phân bố công suất  trong hệ thống điện
Chương 6 Áp dụng matlab vào  hộp công cụ hệ thống điện 
Chương 7 Tính toán mạng phân phối
Chương 8 Tính toán kinh tế hệ thống điện
Chương 9 Giảm tổn thất điện năng  trong hệ thống điện
Chương 10 Điều chỉnh điện áp  trong hệ thống điện
Chương 11 Cân bằng công suất tác dụng và phản kháng trong hệ thống điện 
Chương 12 Vận hành kinh tế máy phát 
Chương 13 Xác định nhu cầu điện 
Chương 14 Truyền tải điện một chiều cao áp 


















LINK DOWNLOAD - BẢN 2015 (UPDATING...)




Tất cả các công ty điện lực đều hoạt động gần như theo hợp đồng với khách hàng. Nói chung, những hợp đồng này qui định số lượng và chất lượng của điện năng được cung cấp. Chất lượng điện năng bao gồm:
a) Tần số và các giới hạn trong đó tần số được giữ không đổi;
b) Điện áp và các giới hạn trong đó điện áp có thể giữ không đổi.
c) Liên tục cung cấp điện.

Các yêu cầu ngày càng tăng một bên là để cải thiện việc cung cấp điện còn bên kia là việc vận hành kinh tế, cả hai đều khuyến khích việc liên kết các nhà máy điện vào trong một hệ thống liên kết và hơn thế nữa là liên kết nhiều hệ thống thành hệ thống hợp nhất. Đã có nhiều hệ thống hợp nhất bao phủ nhiều vùng của nhiều nước thành hệ thống điện liên quốc gia. Ở Việt Nam, lưới điện quốc gia đã được liên kết hai lưới điện miền Bắc và miền Nam qua đường dây siêu cao áp 500 kV cũng nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu nói trên. Bất kỳ cơ cấu rộng lớn nào cũng đều có tính phức tạp. Tuy vậy, việc vận hành hệ thống điện không phải là không thể điều hành được. Cấu trúc có thể thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác, nhưng sự biến đổi không đến nỗi quá lớn đến nỗi làm trở ngại cho việc nghiên cứu xét về cơ bản. Cấu trúc của hệ thống điện điều hành được đặt trên cơ sở của sự phân chia theo hàng dọc và theo hàng ngang như được minh họa trong H.1.1.

Theo chiều dọc, hệ thống liên hợp được chia làm bốn cấp:
a) Cấp phân phối;
b) Cấp truyền tải phụ;
c) Cấp truyền tải (cùng với cấp truyền tải phụ và cấp phân phối có liên kết với nó tạo ra một hệ thống điện);
d) Hệ thống đường dây nối (liên kết nhiều hệ thống điện với nhau vào trong một hệ thống điện liên hợp).

Theo chiều ngang, mỗi cấp lại được chia thành một số các hệ thống (số hệ thống truyền tải phụ trong mỗi hệ thống truyền tải hay số hệ thống phân phối trong mỗi hệ thống truyền tải phụ thực tế có thể nhiều hơn con số trên hình vẽ). Các hệ thống con này cách ly với nhau về mặt điện (và cũng thường là về mặt địa lý) với các hệ thống lân cận trong cùng một cấp nhưng chỉ được nối kết về điện với nhau qua các hệ thống ở cấp cao hơn.


NỘI DUNG:

Chương 1 Cấu trúc cơ bản của  hệ thống điện
Chương 2 Thông số đường dây và cáp
Chương 3 Mô hình đường dây tải điện  và khảo sát vận hành
Chương 4 Biểu diễn các phần tử  của mạng điện
Chương 5 Phân bố công suất  trong hệ thống điện
Chương 6 Áp dụng matlab vào  hộp công cụ hệ thống điện 
Chương 7 Tính toán mạng phân phối
Chương 8 Tính toán kinh tế hệ thống điện
Chương 9 Giảm tổn thất điện năng  trong hệ thống điện
Chương 10 Điều chỉnh điện áp  trong hệ thống điện
Chương 11 Cân bằng công suất tác dụng và phản kháng trong hệ thống điện 
Chương 12 Vận hành kinh tế máy phát 
Chương 13 Xác định nhu cầu điện 
Chương 14 Truyền tải điện một chiều cao áp 


















LINK DOWNLOAD - BẢN 2015 (UPDATING...)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: