SÁCH - Áp dụng công nghệ đúc đẩy trong xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lực (PGS.TS Đặng Gia Nải)


Đã gần một thế kỷ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực được phát minh, thế giới đã chứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình cầu vượt sông bằng kết cấu BTCT dự ứng lực. Ngày nay, với các công nghệ mới tiên tiến như đúc hẫng, đúc đẩy, cho phép các nước có thể xây dựng được những nhịp cầu lớn vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyền thống. Đối với công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng nó ngay từ những năm 1960 trên cơ sở công nghệ đúc đẩy toàn khối, đã áp dụng thành công ở một số công trình như Ager (Áo), Caroni (Venezuela).

Kinh nghiệm của các nước cho biết, công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ được áp dụng nhiều nhất cho những cầu có khẩu độ nhịp vừa phải từ 30 đến 80m, tối ưu nhất là từ 40 đến 60m. Đối với công nghệ này, do toàn bộ quá trình đúc và đẩy được thực hiện theo nguyên tắc luân phiên, lặp đi lặp lại trong một bộ ván khuôn cố định đặt trên bệ đúc phía sau mố, nên tạo khả năng phát huy cao yếu tố cơ giới hoá và hợp lý hoá của quá trình sản xuất, cũng như các điều kiện để nâng cao khả năng chuyên môn hoá trong các thao tác công nghệ của đội ngũ công nhân. Do những lợi thế đó nên nhiều nước đã áp dụng công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ để xây dựng nhiều cầu với chiều dài lớn… Ngày nay, đã có nhiều cầu chiều dài lớn hơn 1.000m được thực hiện bằng công nghệ này.
Ở nước ta, công nghệ đúc đẩy được bắt đầu quan tâm đến vào thời gian đầu của thập kỷ 90. Cuốn sách này được biên soạn dựa trên nguồn tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với một số kết quả nghiên cứu của Đề tài KC 10-09 “Công nghệ xây dựng các nhịp cầu BTCT dự ứng lực khẩu độ lớn” thuộc chương trình KC 10, do Viện KHCN Giao thông vận tải chủ trì, thông qua việc áp dụng thành công một số công trình cầu đang được xây dựng.

NỘI DUNG:

Chương 1: Công nghệ đúc đẩy và quá trình áp dụng – phát triển.
Chương 2: Thiết kế nhịp dầm cầu BTCT dự ứng lực bằng công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ.
Chương 3: Xây dựng hệ thống phần mềm tự động hoá thiết kế.
Chương 4: Thiết kế kết cấu phụ trợ.
Chương 5: Thiết kế công nghệ đổ bê tông.
Chương 6: Căng kéo bó cáp dự ứng lực.
Chương 7: Thiết kế công nghệ đẩy dầm.

NGUỒN: (tailieu.vn)

Lưu ý:

Tất cả "SÁCH SCAN" giới thiệu tại EBOOKBKMT được các CTV và TV sưu tầm từ nhiều nguồn miễn phí trên mạng nhằm phục vụ mục đích học tập nghiên cứu, vì vậy rất có thể chưa có sự đồng ý từ tác giả. Cho nên, quý tác giả không cho đăng tác phẩm của mình vui lòng liên hệ BQT Website để được chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ.

Xin cảm ơn!



THÔNG BÁO (UPDATE 10.9.2018):



Gửi các quý độc giả của EBOOKBKMT!

Vừa qua, Admin đã nhận được thông tin trực tiếp từ đại diện của Tác giả PGS. Đặng Gia Nải - Chủ sở hữu bản quyền của cuốn sách "Áp dụng công nghệ đúc đẩy trong xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lực". Tác giả đã yêu cầu gỡ bỏ cuốn sách này trên website EBOOKBKMT. 

Mình cũng xin nhắc lại tiêu chí của website: 

EBOOKBKMT chia sẻ tài liệu cho các bạn hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên EBOOKBKMT cũng rất tôn trong bản quyền tác giả (Đã đăng ký bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ). Chủ tác giả sở hữu có thể yêu cầu ngay hỗ trợ từ phía EBOOKBKMT để chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ tài liệu của mình.

Một lần nữa, thay mặt BQT EBOOKBKMT, Admin xin gửi lời xin lỗi đến Tác Giả PGS. Đặng Gia Nải.

Link download "file mềm" của tài liệu này đã được gỡ bỏ hoàn toàn trên website. Các bạn nếu muốn mua sách này hãy truy cập theo link bên dưới.

Thân Ái!




Đã gần một thế kỷ, kể từ khi kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực được phát minh, thế giới đã chứng kiến nhiều thành tựu tuyệt vời trong lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình cầu vượt sông bằng kết cấu BTCT dự ứng lực. Ngày nay, với các công nghệ mới tiên tiến như đúc hẫng, đúc đẩy, cho phép các nước có thể xây dựng được những nhịp cầu lớn vượt xa giới hạn khẩu độ nhịp của dầm giản đơn truyền thống. Đối với công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng nó ngay từ những năm 1960 trên cơ sở công nghệ đúc đẩy toàn khối, đã áp dụng thành công ở một số công trình như Ager (Áo), Caroni (Venezuela).

Kinh nghiệm của các nước cho biết, công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ được áp dụng nhiều nhất cho những cầu có khẩu độ nhịp vừa phải từ 30 đến 80m, tối ưu nhất là từ 40 đến 60m. Đối với công nghệ này, do toàn bộ quá trình đúc và đẩy được thực hiện theo nguyên tắc luân phiên, lặp đi lặp lại trong một bộ ván khuôn cố định đặt trên bệ đúc phía sau mố, nên tạo khả năng phát huy cao yếu tố cơ giới hoá và hợp lý hoá của quá trình sản xuất, cũng như các điều kiện để nâng cao khả năng chuyên môn hoá trong các thao tác công nghệ của đội ngũ công nhân. Do những lợi thế đó nên nhiều nước đã áp dụng công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ để xây dựng nhiều cầu với chiều dài lớn… Ngày nay, đã có nhiều cầu chiều dài lớn hơn 1.000m được thực hiện bằng công nghệ này.
Ở nước ta, công nghệ đúc đẩy được bắt đầu quan tâm đến vào thời gian đầu của thập kỷ 90. Cuốn sách này được biên soạn dựa trên nguồn tài liệu trong và ngoài nước, kết hợp với một số kết quả nghiên cứu của Đề tài KC 10-09 “Công nghệ xây dựng các nhịp cầu BTCT dự ứng lực khẩu độ lớn” thuộc chương trình KC 10, do Viện KHCN Giao thông vận tải chủ trì, thông qua việc áp dụng thành công một số công trình cầu đang được xây dựng.

NỘI DUNG:

Chương 1: Công nghệ đúc đẩy và quá trình áp dụng – phát triển.
Chương 2: Thiết kế nhịp dầm cầu BTCT dự ứng lực bằng công nghệ đúc đẩy theo chu kỳ.
Chương 3: Xây dựng hệ thống phần mềm tự động hoá thiết kế.
Chương 4: Thiết kế kết cấu phụ trợ.
Chương 5: Thiết kế công nghệ đổ bê tông.
Chương 6: Căng kéo bó cáp dự ứng lực.
Chương 7: Thiết kế công nghệ đẩy dầm.

NGUỒN: (tailieu.vn)

Lưu ý:

Tất cả "SÁCH SCAN" giới thiệu tại EBOOKBKMT được các CTV và TV sưu tầm từ nhiều nguồn miễn phí trên mạng nhằm phục vụ mục đích học tập nghiên cứu, vì vậy rất có thể chưa có sự đồng ý từ tác giả. Cho nên, quý tác giả không cho đăng tác phẩm của mình vui lòng liên hệ BQT Website để được chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ.

Xin cảm ơn!



THÔNG BÁO (UPDATE 10.9.2018):



Gửi các quý độc giả của EBOOKBKMT!

Vừa qua, Admin đã nhận được thông tin trực tiếp từ đại diện của Tác giả PGS. Đặng Gia Nải - Chủ sở hữu bản quyền của cuốn sách "Áp dụng công nghệ đúc đẩy trong xây dựng cầu bê tông cốt thép dự ứng lực". Tác giả đã yêu cầu gỡ bỏ cuốn sách này trên website EBOOKBKMT. 

Mình cũng xin nhắc lại tiêu chí của website: 

EBOOKBKMT chia sẻ tài liệu cho các bạn hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên EBOOKBKMT cũng rất tôn trong bản quyền tác giả (Đã đăng ký bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ). Chủ tác giả sở hữu có thể yêu cầu ngay hỗ trợ từ phía EBOOKBKMT để chỉnh sửa hoặc gỡ bỏ tài liệu của mình.

Một lần nữa, thay mặt BQT EBOOKBKMT, Admin xin gửi lời xin lỗi đến Tác Giả PGS. Đặng Gia Nải.

Link download "file mềm" của tài liệu này đã được gỡ bỏ hoàn toàn trên website. Các bạn nếu muốn mua sách này hãy truy cập theo link bên dưới.

Thân Ái!



M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: