TÀI LIỆU - Các nguyên tắc triết học (TS. Bùi Văn Mưa)


Với tư cách là phép biện chứng của tư duy, lôgích biện chứng nghiên cứu các quy luật cơ bản (ba quy luật biện chứng), các quy luật không cơ bản (các cặp phạm trù) và cả những quy luật đặc thù của nhận thức (mối liên hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, mối liên hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cảm tính và lý tính, v.v.)… Để không trùng lắp nội dung (không như thế không được) chúng ta sẽ xem xét sơ lược ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật tác động trong tư duy (nhận thức), chứ không khảo sát chi tiết về chúng như trong phép biện chứng duy vật.

1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Trong phép biện chứng duy vật, sau khi làm sáng rõ nội hàm của các phạm trù có liên quan thì nội dung quy luật này có thể được phát biểu như sau:
Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng (cả vật chất lẫn tinh thần – hình tượng, tư tưởng) đều có liên hệ lẫn nhau và không ngừng vận động, phát triển. Sự vận động và phát triển của chúng là do các mâu thuẫn biện chứng gây ra.

Các mâu thuẫn biện chứng khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bản thân mỗi mâu thuẫn đều trải qua ba giai đoạn: sinh thành, hiện hữu và giải quyết. Các giai đoạn này được thể hiện bằng: sự xuất hiện, sự thống nhất – đấu tranh và sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn cũ được giải quyết, cái cũ mất đi, cái mới ra đời với những mâu thuẫn mới xuất hiện hay thay đổi quy mô, vai trò tác động của các mâu thuẫn cũ.


Với tư cách là phép biện chứng của tư duy, lôgích biện chứng nghiên cứu các quy luật cơ bản (ba quy luật biện chứng), các quy luật không cơ bản (các cặp phạm trù) và cả những quy luật đặc thù của nhận thức (mối liên hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, mối liên hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể, giữa cảm tính và lý tính, v.v.)… Để không trùng lắp nội dung (không như thế không được) chúng ta sẽ xem xét sơ lược ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật tác động trong tư duy (nhận thức), chứ không khảo sát chi tiết về chúng như trong phép biện chứng duy vật.

1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Trong phép biện chứng duy vật, sau khi làm sáng rõ nội hàm của các phạm trù có liên quan thì nội dung quy luật này có thể được phát biểu như sau:
Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng (cả vật chất lẫn tinh thần – hình tượng, tư tưởng) đều có liên hệ lẫn nhau và không ngừng vận động, phát triển. Sự vận động và phát triển của chúng là do các mâu thuẫn biện chứng gây ra.

Các mâu thuẫn biện chứng khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bản thân mỗi mâu thuẫn đều trải qua ba giai đoạn: sinh thành, hiện hữu và giải quyết. Các giai đoạn này được thể hiện bằng: sự xuất hiện, sự thống nhất – đấu tranh và sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn cũ được giải quyết, cái cũ mất đi, cái mới ra đời với những mâu thuẫn mới xuất hiện hay thay đổi quy mô, vai trò tác động của các mâu thuẫn cũ.

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: