GIÁO TRÌNH - Công tác trắc địa trong xây dựng công trình (TS. Nguyễn Thạc Dũng)


Công tác Trắc địa là một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ qui trình công nghệ trên mặt bằng xây dựng. Chúng phải được thực hiện theo một tiến độ thống nhất với tiến độ chung của các công tác khảo sát thiết kế xây lắp và các dạng công tác khác.
Nội dung công tác trắc địa trong xây dựng công trình bao gồm:

Khảo sát: Cung cấp số liệu về địa hình (hình dáng mặt đất và các địa vật trên đó) dưới dạng bản đồ hoặc mặt cắt địa hình.
Thiết kế: Khai thác, sử dụng các số liệu địa hình được cung cấp và thiết kế công tác trắc địa.
Thi công: Đảm bảo công trình và các chi tiết trên công trình được xây dựng theo đúng vị trí, đúng hình dáng, đúng kích thước như thiết kế.
Khai thác: Quan trắc biến dạng
Bốn công đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau và cần phải được thực hiện theo một trình tự qui định.
- Việc xác định nội dung và qui mô công tác khảo sát đo đạc địa hình, yêu cầu độ chính xác thành lập lưới khống chế thi công và nội dung quan trắc biến dạng công trình là nhiệm vụ của tổ chức thiết kế.
- Việc tiến hành khảo sát đo đạc - địa hình, thành lập lưới khống chế phục vụ thi công và việc tổ chức quan trắc biến dạng công trình là nhiệm vụ của chủ đầu tư.
- Công tác đo đạc bố trí công trình kiểm tra chất lượng thi công xây lắp công trình và đo vẽ hoàn công là nhiệm vụ của đơn vị xây lắp.
Để giải quyết các vấn đề trên Trắc địa đi từ việc xác định vị trí điểm bao gồm:
Vị trí mặt bằng (toạ độ x, y) và vị trí độ cao (H)
Toạ độ và độ cao dùng để đo đạc khảo sát trắc địa - địa hình, thiết kế, thi công xây lắp công trình phải nằm trong cùng một hệ thống nhất. Nếu sử dụng hệ toạ độ giả định thì gốc toạ độ phải được chọn sao cho toạ độ tất cả các điểm trên mặt bằng xây dựng đều có dấu dương, nếu sử dụng toạ độ Quốc gia thì kinh tuyến trục phải được chọn sao cho biến dạng chiều dài của các cạnh không vượt quá  1/200 000, nếu vượt quá thì phải tính chuyển. Mặt chiếu được chọn trong đo đạc xây dựng công trình là mặt có độ cao trung bình của khu vực xây dựng. Khi hiệu số độ cao mặt đất và mặt chiếu nhỏ hơn 32m thì có thể bỏ qua số hiệu chỉnh (Lh, nếu lớn hơn thì phải tính số hiệu chỉnh do độ cao.
Các hệ toạ độ và độ cao thường gặp:
- Hệ toạ độ Nhà nước HN-72: Ellipsoide Krasovsky + Phép chiếu Gauss
- Hệ toạ độ Nhà nước VN-2000: Ellipsoide WGS-84 + Phép chiếu UTM
- Hệ độ cao Nhà nước: Geoide Hòn Dáu
- Hệ độ cao trắc địa, cao độ hải đồ
- Hệ toạ độ và độ cao giả định(qui ước)


Công tác Trắc địa là một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ qui trình công nghệ trên mặt bằng xây dựng. Chúng phải được thực hiện theo một tiến độ thống nhất với tiến độ chung của các công tác khảo sát thiết kế xây lắp và các dạng công tác khác.
Nội dung công tác trắc địa trong xây dựng công trình bao gồm:

Khảo sát: Cung cấp số liệu về địa hình (hình dáng mặt đất và các địa vật trên đó) dưới dạng bản đồ hoặc mặt cắt địa hình.
Thiết kế: Khai thác, sử dụng các số liệu địa hình được cung cấp và thiết kế công tác trắc địa.
Thi công: Đảm bảo công trình và các chi tiết trên công trình được xây dựng theo đúng vị trí, đúng hình dáng, đúng kích thước như thiết kế.
Khai thác: Quan trắc biến dạng
Bốn công đoạn trên có liên quan mật thiết với nhau và cần phải được thực hiện theo một trình tự qui định.
- Việc xác định nội dung và qui mô công tác khảo sát đo đạc địa hình, yêu cầu độ chính xác thành lập lưới khống chế thi công và nội dung quan trắc biến dạng công trình là nhiệm vụ của tổ chức thiết kế.
- Việc tiến hành khảo sát đo đạc - địa hình, thành lập lưới khống chế phục vụ thi công và việc tổ chức quan trắc biến dạng công trình là nhiệm vụ của chủ đầu tư.
- Công tác đo đạc bố trí công trình kiểm tra chất lượng thi công xây lắp công trình và đo vẽ hoàn công là nhiệm vụ của đơn vị xây lắp.
Để giải quyết các vấn đề trên Trắc địa đi từ việc xác định vị trí điểm bao gồm:
Vị trí mặt bằng (toạ độ x, y) và vị trí độ cao (H)
Toạ độ và độ cao dùng để đo đạc khảo sát trắc địa - địa hình, thiết kế, thi công xây lắp công trình phải nằm trong cùng một hệ thống nhất. Nếu sử dụng hệ toạ độ giả định thì gốc toạ độ phải được chọn sao cho toạ độ tất cả các điểm trên mặt bằng xây dựng đều có dấu dương, nếu sử dụng toạ độ Quốc gia thì kinh tuyến trục phải được chọn sao cho biến dạng chiều dài của các cạnh không vượt quá  1/200 000, nếu vượt quá thì phải tính chuyển. Mặt chiếu được chọn trong đo đạc xây dựng công trình là mặt có độ cao trung bình của khu vực xây dựng. Khi hiệu số độ cao mặt đất và mặt chiếu nhỏ hơn 32m thì có thể bỏ qua số hiệu chỉnh (Lh, nếu lớn hơn thì phải tính số hiệu chỉnh do độ cao.
Các hệ toạ độ và độ cao thường gặp:
- Hệ toạ độ Nhà nước HN-72: Ellipsoide Krasovsky + Phép chiếu Gauss
- Hệ toạ độ Nhà nước VN-2000: Ellipsoide WGS-84 + Phép chiếu UTM
- Hệ độ cao Nhà nước: Geoide Hòn Dáu
- Hệ độ cao trắc địa, cao độ hải đồ
- Hệ toạ độ và độ cao giả định(qui ước)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: