Các bộ phận chính và hướng dẫn thay thế tấm tản nhiệt của tháp giải nhiệt nước dạng cưỡng bức


Chức năng của tháp giải nhiệt:

- Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước hồi về sau làm mát bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển.
- Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi nhờ đó một phần nước được bay hơi vào không khí và thải ra khí quyển. Kết quả là, phần nước còn lại được làm mát đáng kể.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Nguyên lý hoạt động chung của tháp giải nhiệt:



Nước cần được giải nhiệt được phun qua các lỗ phân phối nước có tấm chắn và được đánh tơi hoặc chảy thành màng mỏng sau đó rải đều trên bề mặt các tấm tản nhiệt hay còn gọi là khối đệm (nhằm tăng diện tích truyền nhiệt và tiếp xúc giữa nước và không khí).
Không khí từ môi trường xung quanh được hút vào tháp và tiếp xúc với màng nước, do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước và không khí nên xảy ra quá trình trao đổi nhiệt, không khí vào tháp chưa bão hòa nên xảy ra quá trình bốc hơi một phần của nước, khi nước bốc thành hơi cần lấy đi một nhiệt lượng bằng nhiệt ẩn hóa hơi do đó làm cho nhiệt độ nước giảm xuống.

Các bộ phận chính trong tháp giải nhiệt cưỡng bức:

Ở hình dưới là ví dụ về kết cấu của tháp giải nhiệt Tashin.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Khung và thân tháp: 

- Bao che, nâng đỡ các chi tiết khác

Khối đệm (Các tấm tản nhiệt): 


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


- Hỗ trợ việc trao đổi nhiệt giữa nước và không khí bằng việc làm nước bắn ra thành các hạt hoặc chảy thành màng (tăng thời gian và diện tích trao đổi nhiệt).
- Thông thường khối đệm gồm 02 lớp tấm tản nhiệt, mỗi lớp dày từ 30 - 35cm. Một số loại tháp giải nhiệt còn bố trí một lớp tấm tản nhiệt ở giữa quạt hút và dàn phun nước với tác dụng chính là hạn chế thất thoát nước quá nhiều do không khí cưỡng bức cuốn theo.



Bể chứa nước lạnh: 

Bể nước lạnh được đặt gần hoặc ngay tại đáy tháp, bể nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Tấm chắn nước:

Thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không chúng sẽ bị mất vào khí quyển, có thể thay thế bằng tấm tản nhiệt với độ dày khoảng 15cm. Nếu lớp này dày quá sẽ làm giảm lưu lượng quạt cưỡng bức, giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.



Cửa không khí vào: 

Lấy không khí để giải nhiệt nước. Một số tháp giải nhiệt có thể thiết kế cửa vào là các cánh chắn với góc nghiêng và khoảng cách thích hợp để vừa tăng lưu lượng khí hút vào vừa ngăn nước qua khối đệm rơi xuống văng ra bên ngoài.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Vòi phun: 

Vòi phun nước để làm ướt khối đệm. Nhiệm vụ là phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm.



Quạt hút cưỡng bức: 

Quạt hút không khí bên ngoài vào tháp.

Các bước thay thế khối đệm bao gồm các tấm tản nhiệt:

Khi nào cần thay thế các tấm tản nhiệt ?

- Các bạn nên thay thế định kỳ 3 năm/ lần.
- Trường hợp các tấm tản nhiệt quá bẩn, có thể có một lớp cặn vôi bám kín thì bạn nên có kế hoạch thay ngay.

Bước 1. Tháo các tấm tản nhiệt cũ.

Bạn nên tháo các tấm tản nhiệt cũ bị bám bẩn và đưa xuống phía dưới bể chứa nước lạnh. Cần lưu ý là phải bịt lỗ thoát nước sau làm mát nếu không khi tháo các cặn bẩn sẽ rơi xuống bể nước vào lại hệ thống.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Tháo từng lớp (tấm tản nhiệt) của khối đệm.




(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hoàn thành tháo khối đệm.


Bước 2. Quấn các cuộn tấm tản nhiệt mới.

- Để đưa các cuộn tấm tản nhiệt vào bên trong bạn có thể tháo nắp bên cạnh hoặc tháo dàn đỡ chống thất thoát nước ở ngay phía dưới quạt.
- Tùy theo kích thước tháp mà bố trí số nhân viên kỹ thuật ngồi xung quanh bên trong tháp với khoảng cách đều nhau, quấn từ bên trong ra bên ngoài theo cột trụ dẫn nước. Cần lưu ý chiều quấn khi quấn xong một cuộn đổi cuộn mới, đảm bảo luôn có khe hở giữa các lá tản nhiệt để đảm bảo tiết diện trao đổi nhiệt.

Với một tháp giải nhiệt có đường kính D = 5500mm thì khối lượng tấm tản nhiệt tròn cần khoảng 510kg (Khoảng 24 cuộn).


Quấn theo cột trụ dẫn nước



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Rải cuộn và quấn lớp thứ hai




Bước 3. Hoàn thành.

Và dưới đây là kết quả sau khi hoàn thành.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TỔNG HỢP - Tháp giải nhiệt.

LINK DOWNLOAD

Trên đây là những chia sẻ của EBOOKBKMT đến bạn đọc về các bộ phận chính và hướng dẫn thay thế tấm tản nhiệt của tháp giải nhiệt nước dạng cưỡng bức.

Chúc các bạn thành công!


Chức năng của tháp giải nhiệt:

- Tháp giải nhiệt là một thiết bị được sử dụng để giảm nhiệt độ của dòng nước hồi về sau làm mát bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển.
- Tháp giải nhiệt tận dụng sự bay hơi nhờ đó một phần nước được bay hơi vào không khí và thải ra khí quyển. Kết quả là, phần nước còn lại được làm mát đáng kể.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Nguyên lý hoạt động chung của tháp giải nhiệt:



Nước cần được giải nhiệt được phun qua các lỗ phân phối nước có tấm chắn và được đánh tơi hoặc chảy thành màng mỏng sau đó rải đều trên bề mặt các tấm tản nhiệt hay còn gọi là khối đệm (nhằm tăng diện tích truyền nhiệt và tiếp xúc giữa nước và không khí).
Không khí từ môi trường xung quanh được hút vào tháp và tiếp xúc với màng nước, do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước và không khí nên xảy ra quá trình trao đổi nhiệt, không khí vào tháp chưa bão hòa nên xảy ra quá trình bốc hơi một phần của nước, khi nước bốc thành hơi cần lấy đi một nhiệt lượng bằng nhiệt ẩn hóa hơi do đó làm cho nhiệt độ nước giảm xuống.

Các bộ phận chính trong tháp giải nhiệt cưỡng bức:

Ở hình dưới là ví dụ về kết cấu của tháp giải nhiệt Tashin.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




Khung và thân tháp: 

- Bao che, nâng đỡ các chi tiết khác

Khối đệm (Các tấm tản nhiệt): 


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


- Hỗ trợ việc trao đổi nhiệt giữa nước và không khí bằng việc làm nước bắn ra thành các hạt hoặc chảy thành màng (tăng thời gian và diện tích trao đổi nhiệt).
- Thông thường khối đệm gồm 02 lớp tấm tản nhiệt, mỗi lớp dày từ 30 - 35cm. Một số loại tháp giải nhiệt còn bố trí một lớp tấm tản nhiệt ở giữa quạt hút và dàn phun nước với tác dụng chính là hạn chế thất thoát nước quá nhiều do không khí cưỡng bức cuốn theo.



Bể chứa nước lạnh: 

Bể nước lạnh được đặt gần hoặc ngay tại đáy tháp, bể nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



Tấm chắn nước:

Thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không chúng sẽ bị mất vào khí quyển, có thể thay thế bằng tấm tản nhiệt với độ dày khoảng 15cm. Nếu lớp này dày quá sẽ làm giảm lưu lượng quạt cưỡng bức, giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.



Cửa không khí vào: 

Lấy không khí để giải nhiệt nước. Một số tháp giải nhiệt có thể thiết kế cửa vào là các cánh chắn với góc nghiêng và khoảng cách thích hợp để vừa tăng lưu lượng khí hút vào vừa ngăn nước qua khối đệm rơi xuống văng ra bên ngoài.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)


Vòi phun: 

Vòi phun nước để làm ướt khối đệm. Nhiệm vụ là phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm.



Quạt hút cưỡng bức: 

Quạt hút không khí bên ngoài vào tháp.

Các bước thay thế khối đệm bao gồm các tấm tản nhiệt:

Khi nào cần thay thế các tấm tản nhiệt ?

- Các bạn nên thay thế định kỳ 3 năm/ lần.
- Trường hợp các tấm tản nhiệt quá bẩn, có thể có một lớp cặn vôi bám kín thì bạn nên có kế hoạch thay ngay.

Bước 1. Tháo các tấm tản nhiệt cũ.

Bạn nên tháo các tấm tản nhiệt cũ bị bám bẩn và đưa xuống phía dưới bể chứa nước lạnh. Cần lưu ý là phải bịt lỗ thoát nước sau làm mát nếu không khi tháo các cặn bẩn sẽ rơi xuống bể nước vào lại hệ thống.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Tháo từng lớp (tấm tản nhiệt) của khối đệm.




(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Hoàn thành tháo khối đệm.


Bước 2. Quấn các cuộn tấm tản nhiệt mới.

- Để đưa các cuộn tấm tản nhiệt vào bên trong bạn có thể tháo nắp bên cạnh hoặc tháo dàn đỡ chống thất thoát nước ở ngay phía dưới quạt.
- Tùy theo kích thước tháp mà bố trí số nhân viên kỹ thuật ngồi xung quanh bên trong tháp với khoảng cách đều nhau, quấn từ bên trong ra bên ngoài theo cột trụ dẫn nước. Cần lưu ý chiều quấn khi quấn xong một cuộn đổi cuộn mới, đảm bảo luôn có khe hở giữa các lá tản nhiệt để đảm bảo tiết diện trao đổi nhiệt.

Với một tháp giải nhiệt có đường kính D = 5500mm thì khối lượng tấm tản nhiệt tròn cần khoảng 510kg (Khoảng 24 cuộn).


Quấn theo cột trụ dẫn nước



(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)

Rải cuộn và quấn lớp thứ hai




Bước 3. Hoàn thành.

Và dưới đây là kết quả sau khi hoàn thành.


(Click vào để xem ảnh gốc có chất lượng tốt hơn)




TÀI LIỆU THAM KHẢO:

TỔNG HỢP - Tháp giải nhiệt.

LINK DOWNLOAD

Trên đây là những chia sẻ của EBOOKBKMT đến bạn đọc về các bộ phận chính và hướng dẫn thay thế tấm tản nhiệt của tháp giải nhiệt nước dạng cưỡng bức.

Chúc các bạn thành công!

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: