Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015-2016


Ở Việt Nam trong những năm gầnđây, dân số đã có những biến động mạnh mẽ cảvề quy mô và cơ cấu tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam đãtăng lên nhanh chóng do ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất tử vong giảm và tuổi thọ trung bìnhtăng. Năm 2009, tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 72,8 tuổi, tăng 4,6 tuổi so với năm 1999. Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam biến động mạnh theo hướng: tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59) tăng lên; và tỷ lệ NCT (từ 60 trở lên) cũng tăng nhanh [1].

Mô hình và nguyên nhân bệnh tật của người Việt Nam nóichung vàNCT nói riêng cũng đangthay đổi theo “mô hình kép”, từ bệnh truyền nhiễm sang những bệnh không truyền nhiễm, nghĩa là theo mô hình bệnh tật của một xã hội hiện đại.
Chi phí trung bình cho việc khám chữa bệnh của NCT gấp 7-8 lần chi phí tương ứng của một trẻ em. Mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế giữa các nhóm dân số cao tuổi rất khác nhau, trong đó dân số cao tuổi ở nông thôn, miền núi hoặc dân tộc thiểu số có mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng còn thấp. Số lượng NCT ngày càng lớn nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho NCT chưa thực sự được coi trọng và đầu tư phát triển tương xứng.Bản thân NCT cũng chưa ý thức được những nguy cơ bệnh tật. Tuổi thọ của NCT tăng, nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại cải thiện chậm [1],[2].
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở NCT là một trong các vấn đề được ưu tiêu trong các bệnh không lây nhiễm. Nghiên cứu về sức khỏe răng miệng của NCT đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, châu lục, giúp nhân viên y tế và nhà hoạch định chính sách y tế có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng, nhu cầu chăm sóc, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng ở NCT.
Ở Việt Nam, điều tra năm 1989-1990 và năm 2000 trên toàn quốc đã đánh giá tình trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc răng miệng nói chung nhưng chưa cónhiềunghiên cứu toàn diện vàcụ thể về chăm sóc răng miệng cho NCT. Các nghiên cứu về bệnh lý răng miệng ở NCT còn ít, chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu chưa tiếp cận được nhiềuđến đối tượng NCT [2],[4].
Để góp phầnđánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan, đưa ra những đề xuất thích hợp, thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân số già trong cộng đồng, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt thuộc trường Đại học Y Hà Nội chủ trì, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015-2016”nhằm các mục tiêu sau:

1- Mô tả thực trạng  bệnh răng miệng (cơ cấu, tỷ lệ mắc, ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống…) ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015.
2- Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng và đề xuất biện pháp chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương.

LINK DOWNLOAD


Ở Việt Nam trong những năm gầnđây, dân số đã có những biến động mạnh mẽ cảvề quy mô và cơ cấu tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam đãtăng lên nhanh chóng do ba yếu tố quan trọng: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất tử vong giảm và tuổi thọ trung bìnhtăng. Năm 2009, tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 72,8 tuổi, tăng 4,6 tuổi so với năm 1999. Cơ cấu tuổi dân số Việt Nam biến động mạnh theo hướng: tỷ lệ trẻ em (0-14 tuổi) ngày càng giảm; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-59) tăng lên; và tỷ lệ NCT (từ 60 trở lên) cũng tăng nhanh [1].

Mô hình và nguyên nhân bệnh tật của người Việt Nam nóichung vàNCT nói riêng cũng đangthay đổi theo “mô hình kép”, từ bệnh truyền nhiễm sang những bệnh không truyền nhiễm, nghĩa là theo mô hình bệnh tật của một xã hội hiện đại.
Chi phí trung bình cho việc khám chữa bệnh của NCT gấp 7-8 lần chi phí tương ứng của một trẻ em. Mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế giữa các nhóm dân số cao tuổi rất khác nhau, trong đó dân số cao tuổi ở nông thôn, miền núi hoặc dân tộc thiểu số có mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng còn thấp. Số lượng NCT ngày càng lớn nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe cho NCT chưa thực sự được coi trọng và đầu tư phát triển tương xứng.Bản thân NCT cũng chưa ý thức được những nguy cơ bệnh tật. Tuổi thọ của NCT tăng, nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại cải thiện chậm [1],[2].
Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở NCT là một trong các vấn đề được ưu tiêu trong các bệnh không lây nhiễm. Nghiên cứu về sức khỏe răng miệng của NCT đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, châu lục, giúp nhân viên y tế và nhà hoạch định chính sách y tế có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng, nhu cầu chăm sóc, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng ở NCT.
Ở Việt Nam, điều tra năm 1989-1990 và năm 2000 trên toàn quốc đã đánh giá tình trạng sức khỏe và nhu cầu chăm sóc răng miệng nói chung nhưng chưa cónhiềunghiên cứu toàn diện vàcụ thể về chăm sóc răng miệng cho NCT. Các nghiên cứu về bệnh lý răng miệng ở NCT còn ít, chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu chưa tiếp cận được nhiềuđến đối tượng NCT [2],[4].
Để góp phầnđánh giá thực trạng và các yếu tố liên quan, đưa ra những đề xuất thích hợp, thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân số già trong cộng đồng, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt thuộc trường Đại học Y Hà Nội chủ trì, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015-2016”nhằm các mục tiêu sau:

1- Mô tả thực trạng  bệnh răng miệng (cơ cấu, tỷ lệ mắc, ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống…) ở người cao tuổi tỉnh Bình Dương năm 2015.
2- Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng và đề xuất biện pháp chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: