ĐÁP ÁN - Đề cương ôn tập môn lịch sử (Phần lịch sử Việt Nam 1919 - 2000) - Châu Tiến Lộc



I/ CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.


- Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản châu Âu gặp khó khăn, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời.Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.

- Sau chiến tranh, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương.

b. Nội dung chương trình khai thác thuộc địa :

- Từ năm 1924 đến 1929, tổng số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam tăng 6 lần so với trước chiến tranh.

- Đầu tư chủ yếu vào nông nghiệp và khai mỏ.

* Nông nghiệp:

- Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông  dân để lập các đồn điền mà chủ yếulà đồn điền lua và cao su.

- Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918, lên 120 ngàn hécta năm 1930.

- Thực dân Pháp vốn đầu tư gấp 10 lần trước chiến tranh;

- Lập đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn ha năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm 1930

- Nhiều công ty cao su lớn ra đời (như công ty đất đỏ, Công ty Misơlanh..)

* Khai mỏ (chủ yếu mỏ than)

Tư bản Pháp tập trung đầu  tư vào lĩnh vực khai thác  than và khoáng sản  Các công ty than đã có trước đây: tăng cường đầu tư và khai thác.

Lập thêm nhiều công ty than mới: Công ty than Hạ Long - Đồng  Đăng; Công ty than và kim khí Đông Dương; Công ty than Tuyên Quang; Công ty than Đông Triều.

* Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì:

+ Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc.

* Thương nghiệp (chính sách thuế khoá nặng nề) :  Để độc chiếm thị trường Đông Dương, thực dân Pháp ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào các hàng hoá nhập của nước ngoài (chủ yếu là hàng Trung Quốc và Nhật Bản), nhờ vậy hàng hoá Pháp tràn vào Đông Dương ngày càng nhiều: trước chiến tranh 37%, sau mấy năm tăng 62% (trong tổng số hàng nhập).

LINK DOWNLOAD



I/ CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.


- Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản châu Âu gặp khó khăn, Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời.Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.

- Sau chiến tranh, đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp những thiệt hại to lớn trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai thác lần hai” ở Đông Dương.

b. Nội dung chương trình khai thác thuộc địa :

- Từ năm 1924 đến 1929, tổng số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam tăng 6 lần so với trước chiến tranh.

- Đầu tư chủ yếu vào nông nghiệp và khai mỏ.

* Nông nghiệp:

- Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông  dân để lập các đồn điền mà chủ yếulà đồn điền lua và cao su.

- Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến tranh); diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn hécta năm 1918, lên 120 ngàn hécta năm 1930.

- Thực dân Pháp vốn đầu tư gấp 10 lần trước chiến tranh;

- Lập đồn điền cao su, diện tích trồng cao su tăng từ 15 ngàn ha năm 1918 lên 120 ngàn hécta năm 1930

- Nhiều công ty cao su lớn ra đời (như công ty đất đỏ, Công ty Misơlanh..)

* Khai mỏ (chủ yếu mỏ than)

Tư bản Pháp tập trung đầu  tư vào lĩnh vực khai thác  than và khoáng sản  Các công ty than đã có trước đây: tăng cường đầu tư và khai thác.

Lập thêm nhiều công ty than mới: Công ty than Hạ Long - Đồng  Đăng; Công ty than và kim khí Đông Dương; Công ty than Tuyên Quang; Công ty than Đông Triều.

* Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì:

+ Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc.

* Thương nghiệp (chính sách thuế khoá nặng nề) :  Để độc chiếm thị trường Đông Dương, thực dân Pháp ban hành đạo luật đánh thuế nặng vào các hàng hoá nhập của nước ngoài (chủ yếu là hàng Trung Quốc và Nhật Bản), nhờ vậy hàng hoá Pháp tràn vào Đông Dương ngày càng nhiều: trước chiến tranh 37%, sau mấy năm tăng 62% (trong tổng số hàng nhập).

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: