Ứng dụng quy trình B2004 – 32 – 66 xử lý và tái chế rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ bón cho lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng


Hiện nay phế thải đang là một thảm họa khó lường trong sự phát triển mạnh mẽ của quá trình sản xuất, chế biến công nghiệp và hoạt động toàn xã hội. Phế thải không chỉ làm ô nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, gây độc hại đến sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, mà còn làm mất đi cảnh quan văn hoá đô thị và nông nghiệp nông thôn.
Phế thải có nhiều nguồn khác nhau: từ rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, tàn dư thực vật trên đồng ruộng, phế thải từ các nhà máy công nghiệp: như nhà máy giấy, khai thác chế biến than, nhà máy đường, nhà máy thuốc lá, nhà máy sản xuất rượu bia, nước giải khát, các lò giết mổ, các nhà máy xí nghiệp chế biến rau quả đồ hộp…

Theo báo cáo tổng kết của đề tài cấp Bộ B2004 – 32 – 66 trên đồng ruộng, nương rẫy hàng năm để lại hàng triệu tấn phế thải nông nghiệp đó là rơm, rạ, lõi ngô, rau quả... Tất cả nguồn phế thải này một phần bị đốt, phần còn lại trở thành phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và nguồn nước, trong khi đó đất đai lại thiếu trầm trọng nguồn dinh dưỡng cho cây, hàng năm nước ta phải bỏ ra hàng triệu đôla để mua phân bón của nước ngoài. Vì vậy, việc xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng không chỉ làm sạch môi trường đồng ruộng, tiêu diệt ổ bệnh, dịch hại cây trồng mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra nguồn phân hữu cơ tại chỗ trả lại cho đất, giải quyết sự thiếu hụt về phân hữu cơ trong thâm canh hiện nay, đồng thời giảm bớt chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Ứng dụng quy trình B2004 – 32 – 66  xử lý và tái chế rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ bón cho lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng”.

1.2. Mục tiêu  nghiên cứu

-  Ứng dụng quy trình B2004 – 32 – 66 xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phế thải đồng ruộng .
- Tái chế rơm rạ sau ủ thành phân hữu cơ bón cho lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng.
- Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ được tái chế từ rơm rạ bón lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.

LINK DOWNLOAD


Hiện nay phế thải đang là một thảm họa khó lường trong sự phát triển mạnh mẽ của quá trình sản xuất, chế biến công nghiệp và hoạt động toàn xã hội. Phế thải không chỉ làm ô nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, gây độc hại đến sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, mà còn làm mất đi cảnh quan văn hoá đô thị và nông nghiệp nông thôn.
Phế thải có nhiều nguồn khác nhau: từ rác thải sinh hoạt, rác thải đô thị, tàn dư thực vật trên đồng ruộng, phế thải từ các nhà máy công nghiệp: như nhà máy giấy, khai thác chế biến than, nhà máy đường, nhà máy thuốc lá, nhà máy sản xuất rượu bia, nước giải khát, các lò giết mổ, các nhà máy xí nghiệp chế biến rau quả đồ hộp…

Theo báo cáo tổng kết của đề tài cấp Bộ B2004 – 32 – 66 trên đồng ruộng, nương rẫy hàng năm để lại hàng triệu tấn phế thải nông nghiệp đó là rơm, rạ, lõi ngô, rau quả... Tất cả nguồn phế thải này một phần bị đốt, phần còn lại trở thành phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường và nguồn nước, trong khi đó đất đai lại thiếu trầm trọng nguồn dinh dưỡng cho cây, hàng năm nước ta phải bỏ ra hàng triệu đôla để mua phân bón của nước ngoài. Vì vậy, việc xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng không chỉ làm sạch môi trường đồng ruộng, tiêu diệt ổ bệnh, dịch hại cây trồng mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra nguồn phân hữu cơ tại chỗ trả lại cho đất, giải quyết sự thiếu hụt về phân hữu cơ trong thâm canh hiện nay, đồng thời giảm bớt chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Ứng dụng quy trình B2004 – 32 – 66  xử lý và tái chế rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ bón cho lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng”.

1.2. Mục tiêu  nghiên cứu

-  Ứng dụng quy trình B2004 – 32 – 66 xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phế thải đồng ruộng .
- Tái chế rơm rạ sau ủ thành phân hữu cơ bón cho lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng.
- Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ được tái chế từ rơm rạ bón lúa xuân trên đất phù sa sông Hồng huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: