TIỂU LUẬN - Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở hàn quốc (1997 – 1998)


Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do hóa thị trường tài chính đã trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia này, Đảng và nhân dân ta đã và đang tích cực cải thiện và phát triển các định chế kinh tế để Việt Nam có thể trở thành một phần trong guồng máy thương mại thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực như dễ dàng tiếp cận và tận dụng được những kinh nghiệm, công nghệ cũng như những nguồn vốn hỗ trợ lớn từ các nước công nghiệp đã phát triển, chúng ta hiện phải đối mặt với những mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình toàn cầu hóa làm gia tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau; khi xảy ra những rủi ro tài chính ở một quốc gia nào đó hậu quả của nó không chỉ tác động đến nền kinh tế của nước này mà là hàng loạt những ảnh hưởng đến tất cả các nước khác có liên hệ và hợp tác với quốc gia đó. Năm 2008, thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Và cho đến nay cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn đang ảnh hưởng nặng nề, nhất là khối thị trường chung Châu Âu, mà chưa một ai hiểu nguyên nhân sâu xa của nó. Cũng giống như các cuộc khủng hoảng năm 2008 và hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở một số nước châu Á 1997 – 1998 không những gây ra những chấn động ở khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu.
Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á vẫn tiếp tục phát triển sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục.Nhưng nền kinh tế đột nhiên có những biến đổi nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê thảm ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới Hồng Kông, Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng hoảng đã mang tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy.
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở một số nước châu Á 1997 – 1998 không những gây ra những chấn động về mặt kinh tế, xã hội ở mỗi nước, ảnh hưởng đến các nước khác ở khu vực, mà tạo ra một chấn động về lý luận kinh tế.
Là điểm nóng nhất của cuộc khủng hoảng, nhưng chỉ sau khoảng, nhưng chỉ sau khoảng 2 năm tiến hành khôi phục khủng hoảng, dân tộc Hàn Quốc lại đưa thế giới đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác – khôi phục hoàn toàn nền kinh tế với mức độ phục hồi nhanh nhất và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
Việt Nam, Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hóa truyền thống. Việc hợp tác Việt – Hàn đã và đang mở ra những triển vọng tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực trong đó nổi bật là lĩnh vực kinh tế và thương mại. Việt Nam là nước nằm trong vùng được coi là có cơ hội “hóa hổ”, “hóa rồng” và cũng được cảnh báo là có khả năng bị cuốn vào các cuộc khủng hoảng. Việt Nam hiện nay đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược do Đại hội VIII (1996) của Đảng ta đề ra – phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp. Để hoàn thành mục tiêu này, chúng ta phải rất nỗ lực, phải xác định, lựa chọn được những hướng đi đúng đắn, phù hợp, trong đó có việc tham khảo và học tập mô hình phát tiển kinh tế của các quốc gia phát triển (G7,OECD) cũng như các NIC Đông Á – điển hình là Hàn Quốc – đó cũng là điều hết sức và bổ ích.
Cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các các nước ở Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất trong cuộc khủng hoảng này. Song, nó cũng là lời cảnh báo đối với tiến trình kinh tế của chúng ta trước thềm hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vậy “khủng hoảng như vậy do những nguy cơ nào? Việt Nam có hay không sự tồn tại những nguy cơ ấy? Nếu có, thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng trong một tương lai gần hay chăng?”
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. Những bài học này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Chính vì vậy, nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc 1997 – 1998, nền kinh tế được coi là “thần kỳ” đã phải lâm vào một tình trạng khủng hoảng và đã phục hồi được nền kinh tế trong 2 năm là một việc làm mang ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn rất quan trọng đối với Việt Nam.
Nghiên cứu đề tài sẽ rút ra được những khái quát cần thiết về  bức tranh kinh tế - xã hội của Hàn Quốc  trong cuộc khủng hoảng tài chính  – tiền tệ ở 1997 – 1998, những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của Hàn Quốc để thoát khỏi khủng hoảng , khôi phục và đưa đất nước tiếp tục tăng trưởng cao. Khóa luận thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu bộ môn Đông phương học – kinh tế Đông Nam Á, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hàn Quốc. Góp phần giải đáp một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay là Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998, các nguyên nhân, biện pháp khắc phục  cũng như những kinh nghiêm, bài học của Hàn Quốc cho Việt Nam.
Chính những lý do trên cộng với sự gợi mở của thầy giáo hướng dẫn, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc (1997 – 1998) để làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Đông phương học.

NỘI DUNG:

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6
4. Phương pháp nghiên cứu: 6
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; 6
6. Cấu trúc của khóa luận: 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN TRƯỚC KHỦNG HOẢNG 8
1.1. Hàn Quốc trong giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai: Phát triển công nghiệp kỹ thuật cao và hoàn thành công nghiệp hóa (1979 – 1993) 8
1.1.1. Về kinh tế (1979 – 1993) 8
1.1.2. Về xã hội (1979 - 1993) 14
1.2. Hàn Quốc trong những năm 1993 – 1997 18
1.2.1. Tình hình kinh tế Hàn Quốc (1993 – 1997) 18
1.2.2. Tình hình xã hội Hàn Quốc (1993 – 1997) 23
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 1997 – 1998 26
2.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 – 1998 ở Hàn Quốc 26
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc trong khủng hoảng 28
2.2.1. Về tình hình kinh tế 28
2.2.2. Về tình hình xã hội 32
2.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội của Hàn Quốc 39
2.4. Những biện pháp khắc phục và kết quả 42
2.4.1. Một số cải cách trong hệ thống kinh tế Hàn Quốc 42
2.4.1.1. Chương trình của IMF 42
2.4.1.2. Các đối sách của Chính phủ 43
2.4.2. Về xã hội 49
2.4.2.1. Cải cách thị trường lao động 49
2.4.2.2. Các biện pháp đối phó thất nghiệp 53
2.4.2.3. Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội 57
2.4.2.4. Xây dựng quan hệ quản lý - lao động mới 58
2.4.3. Kết quả đạt được 59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Ở HÀN QUỐC 1997 – 1998 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 61
3.1. Một số nhận xét 61
3.1.1. Tính chất của cuộc khủng hoảng 61
3.1.2. Đặc điểm của khủng hoảng 62
3.2. Những bài học kinh ngiệm rút ra 64
3.2.1. Đối với Hàn Quốc 64
3.2.2. Đối với Việt Nam 65
3.2.3. Đối với nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng 67
KẾT LUẬN 70

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Hải Yến) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook:

https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do hóa thị trường tài chính đã trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia này, Đảng và nhân dân ta đã và đang tích cực cải thiện và phát triển các định chế kinh tế để Việt Nam có thể trở thành một phần trong guồng máy thương mại thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực như dễ dàng tiếp cận và tận dụng được những kinh nghiệm, công nghệ cũng như những nguồn vốn hỗ trợ lớn từ các nước công nghiệp đã phát triển, chúng ta hiện phải đối mặt với những mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình toàn cầu hóa làm gia tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau; khi xảy ra những rủi ro tài chính ở một quốc gia nào đó hậu quả của nó không chỉ tác động đến nền kinh tế của nước này mà là hàng loạt những ảnh hưởng đến tất cả các nước khác có liên hệ và hợp tác với quốc gia đó. Năm 2008, thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Và cho đến nay cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu vẫn đang ảnh hưởng nặng nề, nhất là khối thị trường chung Châu Âu, mà chưa một ai hiểu nguyên nhân sâu xa của nó. Cũng giống như các cuộc khủng hoảng năm 2008 và hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở một số nước châu Á 1997 – 1998 không những gây ra những chấn động ở khu vực mà còn mang tính chất toàn cầu.
Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á vẫn tiếp tục phát triển sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục.Nhưng nền kinh tế đột nhiên có những biến đổi nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê thảm ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới Hồng Kông, Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng hoảng đã mang tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy.
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở một số nước châu Á 1997 – 1998 không những gây ra những chấn động về mặt kinh tế, xã hội ở mỗi nước, ảnh hưởng đến các nước khác ở khu vực, mà tạo ra một chấn động về lý luận kinh tế.
Là điểm nóng nhất của cuộc khủng hoảng, nhưng chỉ sau khoảng, nhưng chỉ sau khoảng 2 năm tiến hành khôi phục khủng hoảng, dân tộc Hàn Quốc lại đưa thế giới đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác – khôi phục hoàn toàn nền kinh tế với mức độ phục hồi nhanh nhất và tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
Việt Nam, Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử và văn hóa truyền thống. Việc hợp tác Việt – Hàn đã và đang mở ra những triển vọng tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực trong đó nổi bật là lĩnh vực kinh tế và thương mại. Việt Nam là nước nằm trong vùng được coi là có cơ hội “hóa hổ”, “hóa rồng” và cũng được cảnh báo là có khả năng bị cuốn vào các cuộc khủng hoảng. Việt Nam hiện nay đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược do Đại hội VIII (1996) của Đảng ta đề ra – phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp. Để hoàn thành mục tiêu này, chúng ta phải rất nỗ lực, phải xác định, lựa chọn được những hướng đi đúng đắn, phù hợp, trong đó có việc tham khảo và học tập mô hình phát tiển kinh tế của các quốc gia phát triển (G7,OECD) cũng như các NIC Đông Á – điển hình là Hàn Quốc – đó cũng là điều hết sức và bổ ích.
Cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các các nước ở Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất trong cuộc khủng hoảng này. Song, nó cũng là lời cảnh báo đối với tiến trình kinh tế của chúng ta trước thềm hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vậy “khủng hoảng như vậy do những nguy cơ nào? Việt Nam có hay không sự tồn tại những nguy cơ ấy? Nếu có, thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng trong một tương lai gần hay chăng?”
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998 đã để lại những bài học kinh nghiệm quý giá về điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế. Những bài học này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Chính vì vậy, nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc 1997 – 1998, nền kinh tế được coi là “thần kỳ” đã phải lâm vào một tình trạng khủng hoảng và đã phục hồi được nền kinh tế trong 2 năm là một việc làm mang ý nghĩa khoa học cũng như thực tiễn rất quan trọng đối với Việt Nam.
Nghiên cứu đề tài sẽ rút ra được những khái quát cần thiết về  bức tranh kinh tế - xã hội của Hàn Quốc  trong cuộc khủng hoảng tài chính  – tiền tệ ở 1997 – 1998, những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội của Hàn Quốc để thoát khỏi khủng hoảng , khôi phục và đưa đất nước tiếp tục tăng trưởng cao. Khóa luận thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu bộ môn Đông phương học – kinh tế Đông Nam Á, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hàn Quốc. Góp phần giải đáp một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay là Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á 1997 – 1998, các nguyên nhân, biện pháp khắc phục  cũng như những kinh nghiêm, bài học của Hàn Quốc cho Việt Nam.
Chính những lý do trên cộng với sự gợi mở của thầy giáo hướng dẫn, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Hàn Quốc (1997 – 1998) để làm khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Đông phương học.

NỘI DUNG:

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6
4. Phương pháp nghiên cứu: 6
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; 6
6. Cấu trúc của khóa luận: 7
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HÀN QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN TRƯỚC KHỦNG HOẢNG 8
1.1. Hàn Quốc trong giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai: Phát triển công nghiệp kỹ thuật cao và hoàn thành công nghiệp hóa (1979 – 1993) 8
1.1.1. Về kinh tế (1979 – 1993) 8
1.1.2. Về xã hội (1979 - 1993) 14
1.2. Hàn Quốc trong những năm 1993 – 1997 18
1.2.1. Tình hình kinh tế Hàn Quốc (1993 – 1997) 18
1.2.2. Tình hình xã hội Hàn Quốc (1993 – 1997) 23
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÀN QUỐC TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 1997 – 1998 26
2.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ 1997 – 1998 ở Hàn Quốc 26
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc trong khủng hoảng 28
2.2.1. Về tình hình kinh tế 28
2.2.2. Về tình hình xã hội 32
2.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội của Hàn Quốc 39
2.4. Những biện pháp khắc phục và kết quả 42
2.4.1. Một số cải cách trong hệ thống kinh tế Hàn Quốc 42
2.4.1.1. Chương trình của IMF 42
2.4.1.2. Các đối sách của Chính phủ 43
2.4.2. Về xã hội 49
2.4.2.1. Cải cách thị trường lao động 49
2.4.2.2. Các biện pháp đối phó thất nghiệp 53
2.4.2.3. Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội 57
2.4.2.4. Xây dựng quan hệ quản lý - lao động mới 58
2.4.3. Kết quả đạt được 59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Ở HÀN QUỐC 1997 – 1998 VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 61
3.1. Một số nhận xét 61
3.1.1. Tính chất của cuộc khủng hoảng 61
3.1.2. Đặc điểm của khủng hoảng 62
3.2. Những bài học kinh ngiệm rút ra 64
3.2.1. Đối với Hàn Quốc 64
3.2.2. Đối với Việt Nam 65
3.2.3. Đối với nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng 67
KẾT LUẬN 70

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Hải Yến) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook:

https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: