Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng cao su (hevea brasiliensis) đến tính chất lý hóa học của đất tại công ty cao su hà tĩnh


Đất là lớp tơi xốp của lớp vỏ trái đất, có khả năng tạo ra sản phẩm của cây trồng, là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường đất được coi là cả một thế giới sinh động, một hệ sinh thái phức tạp có quy luật phát sinh và phát triển theo không gian và thời gian. Trong quá trình phát triển đó, ngoài các yếu tố phát sinh nội tại thì đất còn chịu ảnh hưởng của các loài cây sinh trưởng và phát triển trên đó.

Rừng và đất có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, đây là lĩnh vực đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Rừng tham gia vào sự hình thành và phát triển của đất, ở các loài cây và lâm phần khác nhau thì ảnh hưởng đến đất cũng khác nhau. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của thực vật đến độ phì nhiêu của đất. Độ phì nhiêu của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng và liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng. Hiện nay, sự thoái hóa đất và suy giảm độ phì đang diễn ra ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng đất dốc. Sự xuất hiện của một số loài cây công nghiệp, đã gây ảnh hưởng không ít đến những tính chất lý hóa học và độ phì nhiêu của đất.
Cao su (Hevea brasillensis) thuộc họ ba mảnh vỏ(Euphorbiaceae) là một trong những cây có giá trị kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Từ khi cây Cao su đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1877, đến nay Cao su đã được phát triển nhanh chóng, tổng diện tích trồng Cao su hiện nay đã đạt xấp xỉ 500000ha. Cao su thực sự đã làm thay đổi những vùng đất nghèo khó và là “cây vàng” trong thời kỳ kinh tế thị trường. Với hiệu quả kinh tế cao và ổn định, Cao su đã được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng, Cao su tổng hợp vẫn đắt, do nó được sản xuất từ dầu thô vì vậy diện tích Cao su vẫn ngày được mở rộng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại cây trồng nhập nội thuần loài khác, rừng Cao su thường bị chỉ trích về hiệu quả môi trường thấp, chẳng hạn giữ nước và bảo vệ đất kém, gây độc nước và không khí …chúng ta cần đặt ra câu hỏi là cây Cao su trồng trên một diện tích lớn có những tác động gì tới đất? Rừng cây Cao su có đảm bảo chức năng và ảnh hưởng tới đất như các rừng tự nhiên khác không? Cần phải có những biện pháp gì trong trồng, chăm sóc và khai thác Cao su để vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo độ phì cuả đất?
          Nhằm có những cái nhìn xác thực hơn về sự ảnh hưởng của rừng Cao su tới tính chất của đất, tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) đến tính chất lý hóa học của đất  tại công ty Cao su Hà tĩnh”. Đề tài đi sâu nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của rừng Cao su đến tính chất của đất, nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc xác định cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và quản lý, sử dụng đất bền vững ở công ty Cao su Hà Tĩnh.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Tân Ngọc) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD


Đất là lớp tơi xốp của lớp vỏ trái đất, có khả năng tạo ra sản phẩm của cây trồng, là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường đất được coi là cả một thế giới sinh động, một hệ sinh thái phức tạp có quy luật phát sinh và phát triển theo không gian và thời gian. Trong quá trình phát triển đó, ngoài các yếu tố phát sinh nội tại thì đất còn chịu ảnh hưởng của các loài cây sinh trưởng và phát triển trên đó.

Rừng và đất có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, đây là lĩnh vực đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Rừng tham gia vào sự hình thành và phát triển của đất, ở các loài cây và lâm phần khác nhau thì ảnh hưởng đến đất cũng khác nhau. Đặc biệt là sự ảnh hưởng của thực vật đến độ phì nhiêu của đất. Độ phì nhiêu của đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng và liên quan chặt chẽ với năng suất cây trồng. Hiện nay, sự thoái hóa đất và suy giảm độ phì đang diễn ra ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là vùng đất dốc. Sự xuất hiện của một số loài cây công nghiệp, đã gây ảnh hưởng không ít đến những tính chất lý hóa học và độ phì nhiêu của đất.
Cao su (Hevea brasillensis) thuộc họ ba mảnh vỏ(Euphorbiaceae) là một trong những cây có giá trị kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Từ khi cây Cao su đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1877, đến nay Cao su đã được phát triển nhanh chóng, tổng diện tích trồng Cao su hiện nay đã đạt xấp xỉ 500000ha. Cao su thực sự đã làm thay đổi những vùng đất nghèo khó và là “cây vàng” trong thời kỳ kinh tế thị trường. Với hiệu quả kinh tế cao và ổn định, Cao su đã được phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng, Cao su tổng hợp vẫn đắt, do nó được sản xuất từ dầu thô vì vậy diện tích Cao su vẫn ngày được mở rộng. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại cây trồng nhập nội thuần loài khác, rừng Cao su thường bị chỉ trích về hiệu quả môi trường thấp, chẳng hạn giữ nước và bảo vệ đất kém, gây độc nước và không khí …chúng ta cần đặt ra câu hỏi là cây Cao su trồng trên một diện tích lớn có những tác động gì tới đất? Rừng cây Cao su có đảm bảo chức năng và ảnh hưởng tới đất như các rừng tự nhiên khác không? Cần phải có những biện pháp gì trong trồng, chăm sóc và khai thác Cao su để vừa đạt hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo độ phì cuả đất?
          Nhằm có những cái nhìn xác thực hơn về sự ảnh hưởng của rừng Cao su tới tính chất của đất, tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của rừng Cao su (Hevea brasiliensis) đến tính chất lý hóa học của đất  tại công ty Cao su Hà tĩnh”. Đề tài đi sâu nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của rừng Cao su đến tính chất của đất, nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc xác định cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai và quản lý, sử dụng đất bền vững ở công ty Cao su Hà Tĩnh.

Tài liệu này do thành viên có TK Facebook (Tân Ngọc) sưu tầm và đóng góp cho thư viện. Thay mặt BQT EBOOKBKMT mình xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều :)

Mọi đóng góp cho thư viện, các bạn hoàn toàn có thể gửi trực tiếp về email của Admin nguyenphihung1009@gmail.com hoặc inbox qua Facebook https://www.facebook.com/Congdongkythuatcodienvietnam.VMTC/.

Thân!

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: