Xây dựng đồng thời quy trình xác định đồng thời Methanol và Ethanol trong máu bằng GC - Headspace


Sử dụng rượu đã trở thành một văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Đặc biệt, trong các dịp Tết Nguyên đán, ngộ độc rượu và tai nạn giao thông có xu hướng tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 3 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2017, cả nước đã ghi nhận gần 2.000 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu. Mới đây nhất là vụ ngộ độc rượu tập thể ngày 13.2.2017 ở xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu làm nhiều người tử vong cũng như ngộ độc. Vụ ngộ độc tập thể này đã ghi nhận có 159 người liên quan đến ngộ độc ở mức độ từ nhẹ tới nặng, trong đó có 9 người tử vong. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), báo cáo kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu ngày 15.2.2017 của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, 3 mẫu rượu lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho thấy: hàm lượng methanol là 970 mg/l cồn 1000, 556.000 mg/l cồn 1000 và 475.000 mg/l cồn 1000.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn (QCVN 63:2010/BYT) và Tiêu chuẩn quốc gia về rượu trắng (TCVN 7043:2013) [1], [4], hàm lượng methanol trong rượu không được lớn hơn 100 mg/l cồn 1000. Kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol của 3 mẫu rượu này vượt ngưỡng cho phép nhiều lần có thể xác định nguyên nhân ngộ độc do methanol. Nếu như không kiểm soát được nguồn rượu, uống rượu giả, rượu pha với cồn công nghiệp thì ngộ độc rượu sẽ có xu hướng gia tăng đặc biệt là những tháng đầu năm mừng tân xuân, lễ hội.

LINK DOWNLOAD


Sử dụng rượu đã trở thành một văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Đặc biệt, trong các dịp Tết Nguyên đán, ngộ độc rượu và tai nạn giao thông có xu hướng tăng. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 3 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2017, cả nước đã ghi nhận gần 2.000 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu. Mới đây nhất là vụ ngộ độc rượu tập thể ngày 13.2.2017 ở xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu làm nhiều người tử vong cũng như ngộ độc. Vụ ngộ độc tập thể này đã ghi nhận có 159 người liên quan đến ngộ độc ở mức độ từ nhẹ tới nặng, trong đó có 9 người tử vong. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), báo cáo kết quả kiểm nghiệm mẫu rượu ngày 15.2.2017 của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, 3 mẫu rượu lấy tại vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho thấy: hàm lượng methanol là 970 mg/l cồn 1000, 556.000 mg/l cồn 1000 và 475.000 mg/l cồn 1000.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn (QCVN 63:2010/BYT) và Tiêu chuẩn quốc gia về rượu trắng (TCVN 7043:2013) [1], [4], hàm lượng methanol trong rượu không được lớn hơn 100 mg/l cồn 1000. Kết quả kiểm nghiệm hàm lượng methanol của 3 mẫu rượu này vượt ngưỡng cho phép nhiều lần có thể xác định nguyên nhân ngộ độc do methanol. Nếu như không kiểm soát được nguồn rượu, uống rượu giả, rượu pha với cồn công nghiệp thì ngộ độc rượu sẽ có xu hướng gia tăng đặc biệt là những tháng đầu năm mừng tân xuân, lễ hội.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: