SÁCH - Phương pháp cố kết hút chân không xử lý đất nền yếu trong xây dựng công trình (GS.TS. Nguyễn Chiến Cb)


Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay đòi hỏi phải xây dựng hàng loạt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi để đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập cũng như giảm nhẹ các ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu. Nhiều công trình xây dựng ở vùng đồng bằng, ven sông, biển có đất nền là mềm yếu, đòi hỏi phải được xử lý để đảm bảo điều kiện ổn định và độ bền dưới tác động của tải trọng ngoài. Đối với một số công trình thủy lợi như đê hay công trình dưới đê, thì còn thêm yêu cầu chống thấm trong xử lý nền.


Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu để xây dựng công trình, trong đó có thể chia thành các nhóm như: thay đất nền, sử dụng tác động cơ học, hóa học, nhiệt học, sinh vật học, thủy lực học. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cố kết chân không (HCK) là một phương pháp thuộc nhóm thủy lực học, tức là áp dụng nguyên tắc rút bớt nước ra khỏi đất nền để giảm hệ số rỗng, tăng độ chặt và tăng khả năng chịu tải của nền.

Công nghệ HCK đã được đề xuất từ khá lâu (1952), được phát triển và ứng dụng ở nhiều nước, đặc biệt là trong khoảng 20 năm gần đây. Ở Việt Nam, việc sử dụng công nghệ này còn là mới mẻ. Một số công trình đã áp dụng như: Nhà máy khí điện đạm Cà Mau (2005), nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng (2010) và gần đây nhất là đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây (2010) cũng mới ở mức thử nghiệm, còn phụ thuộc vào công nghệ, máy móc, thiết bị của công ty nước ngoài. Mặc dù vậy, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của công nghệ HCK đã được chứng minh là có nhiều điểm ưu việt hơn các phương pháp khác, đặc biệt là trong việc tăng nhanh tốc độ thi công, sớm đưa công trình vào vận hành, khai thác.

NỘI DUNG:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về các phương pháp xử lý nền đất yếu và làm rõ nguyên lý của các phương pháp thi công HCK.

Chương 2: Trình bày các nguyên lý và thực hành tính toán xử lý nền đất yếu bằng hút chân không.

Chương 3: Giành cho việc hướng dẫn thiết kế xử lý nền đất yếu bằng hút chân không, bao gồm khảo sát thu thập tài liệu, tính toán thiết kế xử lý và thiết kế tổ chức thi công.

Chương 4: Mô tả quy trình công nghệ xử lý nền đất yếu bằng hút chân không, trong đó giới thiệu các máy móc thiết bị thi công, trình tự thao tác xử lý, công tác và thiết bị quan trắc, công tác thí nghiệm, đánh giá chất lượng nền sau khi xử lý.

Phụ lục 1: Các bảng tra tính toán cố kết.

Phụ lục 2: Các đồ thị dùng trong tính toán cố kết.

Phụ lục 3: Thông các thiết bị phục vụ thi công HCK.

Sách được viết giành cho các kỹ sư thiết kế, triển khai thi công, quản lý và giám sát chất lượng công trình có xử lý nền đất yếu bằng HCK. Nội dung sách cũng bổ ích đối với các học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề xử lý nền đất yếu.

LINK DOWNLOAD


Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay đòi hỏi phải xây dựng hàng loạt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi để đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập cũng như giảm nhẹ các ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu. Nhiều công trình xây dựng ở vùng đồng bằng, ven sông, biển có đất nền là mềm yếu, đòi hỏi phải được xử lý để đảm bảo điều kiện ổn định và độ bền dưới tác động của tải trọng ngoài. Đối với một số công trình thủy lợi như đê hay công trình dưới đê, thì còn thêm yêu cầu chống thấm trong xử lý nền.


Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nền đất yếu để xây dựng công trình, trong đó có thể chia thành các nhóm như: thay đất nền, sử dụng tác động cơ học, hóa học, nhiệt học, sinh vật học, thủy lực học. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cố kết chân không (HCK) là một phương pháp thuộc nhóm thủy lực học, tức là áp dụng nguyên tắc rút bớt nước ra khỏi đất nền để giảm hệ số rỗng, tăng độ chặt và tăng khả năng chịu tải của nền.

Công nghệ HCK đã được đề xuất từ khá lâu (1952), được phát triển và ứng dụng ở nhiều nước, đặc biệt là trong khoảng 20 năm gần đây. Ở Việt Nam, việc sử dụng công nghệ này còn là mới mẻ. Một số công trình đã áp dụng như: Nhà máy khí điện đạm Cà Mau (2005), nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng (2010) và gần đây nhất là đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây (2010) cũng mới ở mức thử nghiệm, còn phụ thuộc vào công nghệ, máy móc, thiết bị của công ty nước ngoài. Mặc dù vậy, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của công nghệ HCK đã được chứng minh là có nhiều điểm ưu việt hơn các phương pháp khác, đặc biệt là trong việc tăng nhanh tốc độ thi công, sớm đưa công trình vào vận hành, khai thác.

NỘI DUNG:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về các phương pháp xử lý nền đất yếu và làm rõ nguyên lý của các phương pháp thi công HCK.

Chương 2: Trình bày các nguyên lý và thực hành tính toán xử lý nền đất yếu bằng hút chân không.

Chương 3: Giành cho việc hướng dẫn thiết kế xử lý nền đất yếu bằng hút chân không, bao gồm khảo sát thu thập tài liệu, tính toán thiết kế xử lý và thiết kế tổ chức thi công.

Chương 4: Mô tả quy trình công nghệ xử lý nền đất yếu bằng hút chân không, trong đó giới thiệu các máy móc thiết bị thi công, trình tự thao tác xử lý, công tác và thiết bị quan trắc, công tác thí nghiệm, đánh giá chất lượng nền sau khi xử lý.

Phụ lục 1: Các bảng tra tính toán cố kết.

Phụ lục 2: Các đồ thị dùng trong tính toán cố kết.

Phụ lục 3: Thông các thiết bị phục vụ thi công HCK.

Sách được viết giành cho các kỹ sư thiết kế, triển khai thi công, quản lý và giám sát chất lượng công trình có xử lý nền đất yếu bằng HCK. Nội dung sách cũng bổ ích đối với các học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề xử lý nền đất yếu.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: