Kết quả điều trị phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai


Thay khớp háng là phẫu thuật dùng khớp nhân tạo để thay thế phần khớp đã hư hỏng nhằm phục hồi những chức năng vốn có của khớp. Người ta đã có thể thay từng phần khớp háng hoặc thay toàn bộ khớp háng, cả chỏm xương đùi lẫn ổ cối. Đây là một thành tựu lớn của chuyên ngành chấn thương chỉnh hình nói riêng và của y học nói chung.Kể từ ca mổ đầu tiên do John Charnley thực hiện đầu những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay thay khớp háng toàn phần đã là một phẫu thuật chỉnh hình được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với 1,5 triệu khớp háng được thay hàng năm. Riêng tại Mỹ, có 300.000 người được thay khớp háng toàn phần mỗi năm. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ nhìn nhận và đánh giá lại, thay khớp háng toàn phần cũng không phải là cách điều trị toàn mỹ. Đã có những nghiên cứu, thông báo về những tai biến và biến chứng của phương pháp điều trị này như nhiễm khuẩn, chảy máu, liệt thần kinh, thủng ổ cối, lỏng khớp nhân tạo hay còn đau khớp háng, đau dọc xương đùi sau mổ .Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng với số lượng ít và không thường xuyên. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, tuổi thọ và mức sống tăng lên phẫu thuật này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều trung tâm lớn. Đã có rất nhiều tác giả đánh giá về hiệu quả của phương pháp điều trị này như Nguyễn Văn Nhân, Ngô Bảo Khang, Đoàn Lê Dân, Nguyễn Trung Sinh, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Đắc Nghĩa.


Các nghiên cứu cho thấy bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau mổ đạt tỉ lệ cao, chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng được cải thiện. Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thay khớp háng toàn phần ở Việt Nam cũng bắt đầu gặp những vấn đề mà thế giới đã và đang gặp phải.Hiện nay, có hai loại khớp háng toàn phần được sử dụng trong phẫu thuật này là loại khi gắn cần có xi măng và một loại khi gắn không cần xi măng. Đã có nhiều đánh giá, so sánh về hiệu quả điều trị của hai loại khớp này nhưng mỗi loại đều có ưu điểm nổi bật trong từng trường hợp cụ thể. Dù vậy, xu hướng của các nước tiên tiến và cả ở Việt Nam đang nghiêng về sử dụng loại khớp không xi măng vì những lợi ích nhiều hơn cho người bệnh mà loại khớp này mang lại.Tại Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành ca thay khớp háng toàn phần đầu tiên từ năm 1977. Cho đến nay, cùng với xu thế phát triển chung, thay khớp háng toàn phần không có xi măng đã được thực hiện một cách thường quy và đã có những tiến bộ nhất định trong chỉ định và kỹ thuật. Mặc dù việc đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện sớm những tai biến, biến chứng để rút ranhững bài học kinh nghiệm nhằm làm tốt hơn, hoàn thiện hơn cho những trường hợp tiếp theo là thực sự cần thiết nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại cơ sở này.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai” nhằm các mục tiêu:1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai.

LINK DOWNLOAD


Thay khớp háng là phẫu thuật dùng khớp nhân tạo để thay thế phần khớp đã hư hỏng nhằm phục hồi những chức năng vốn có của khớp. Người ta đã có thể thay từng phần khớp háng hoặc thay toàn bộ khớp háng, cả chỏm xương đùi lẫn ổ cối. Đây là một thành tựu lớn của chuyên ngành chấn thương chỉnh hình nói riêng và của y học nói chung.Kể từ ca mổ đầu tiên do John Charnley thực hiện đầu những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay thay khớp háng toàn phần đã là một phẫu thuật chỉnh hình được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới với 1,5 triệu khớp háng được thay hàng năm. Riêng tại Mỹ, có 300.000 người được thay khớp háng toàn phần mỗi năm. Tuy nhiên, sau nửa thế kỷ nhìn nhận và đánh giá lại, thay khớp háng toàn phần cũng không phải là cách điều trị toàn mỹ. Đã có những nghiên cứu, thông báo về những tai biến và biến chứng của phương pháp điều trị này như nhiễm khuẩn, chảy máu, liệt thần kinh, thủng ổ cối, lỏng khớp nhân tạo hay còn đau khớp háng, đau dọc xương đùi sau mổ .Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần được thực hiện từ những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng với số lượng ít và không thường xuyên. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật, tuổi thọ và mức sống tăng lên phẫu thuật này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều trung tâm lớn. Đã có rất nhiều tác giả đánh giá về hiệu quả của phương pháp điều trị này như Nguyễn Văn Nhân, Ngô Bảo Khang, Đoàn Lê Dân, Nguyễn Trung Sinh, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Đắc Nghĩa.


Các nghiên cứu cho thấy bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau mổ đạt tỉ lệ cao, chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng được cải thiện. Nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thay khớp háng toàn phần ở Việt Nam cũng bắt đầu gặp những vấn đề mà thế giới đã và đang gặp phải.Hiện nay, có hai loại khớp háng toàn phần được sử dụng trong phẫu thuật này là loại khi gắn cần có xi măng và một loại khi gắn không cần xi măng. Đã có nhiều đánh giá, so sánh về hiệu quả điều trị của hai loại khớp này nhưng mỗi loại đều có ưu điểm nổi bật trong từng trường hợp cụ thể. Dù vậy, xu hướng của các nước tiên tiến và cả ở Việt Nam đang nghiêng về sử dụng loại khớp không xi măng vì những lợi ích nhiều hơn cho người bệnh mà loại khớp này mang lại.Tại Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành ca thay khớp háng toàn phần đầu tiên từ năm 1977. Cho đến nay, cùng với xu thế phát triển chung, thay khớp háng toàn phần không có xi măng đã được thực hiện một cách thường quy và đã có những tiến bộ nhất định trong chỉ định và kỹ thuật. Mặc dù việc đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện sớm những tai biến, biến chứng để rút ranhững bài học kinh nghiệm nhằm làm tốt hơn, hoàn thiện hơn cho những trường hợp tiếp theo là thực sự cần thiết nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại cơ sở này.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai” nhằm các mục tiêu:1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại Bệnh viện Bạch Mai.

LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: