SÁCH - Phương pháp thẩm định trong phân tích hóa học và vi sinh vật (Trần Cao Sơn Cb) Full
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ngà y càng được quan tâm, trong đó có vấn đề an toàn thực phẩm.Bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn sẽ góp phần bảo vệ và cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và giống nòi dân tộc. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn là một thách thức không chỉ với các nước đang phát triển mà ngay cả với các nước phát triển.Sự đa dạng của các chủng loại thực phẩm, công nghệ, các chất phụ gia, các chất hỗ trợ chế biến, các chất ô nhiễm thực phẩm luôn được cải tiến, bổ sung… là thách thức đối với hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các phòng kiểm nghiệm. Do đó, việc nâng cao năng lực hệ thống phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý an toàn thực phẩm của mỗi quốc gia, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay .
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới về mọi lĩnh vực. Trong xu thế toàn cầu hóa, các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng cao của khu vực và quốc tế. Hoạt động tiêu chuẩn hóa của Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong đó, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 đối với các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn đã và đang mang đến những giá trị to lớn, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức và đơn vị, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hướng đến nâng cao chất lượng kết quả của các phòng thử nghiệm. Một trong những yêu cầu quan trọng là phương pháp thử cần được thẩm định để chứng minh rằng có sự phù hợp với mục đích áp dụng. Năm 2010, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã xuất bản cuốn sách Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh. Cuốn sách đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và đã đóng góp nhất định trong quá trình nâng cao chất lượng kết quả thử nghiệm của nhiều đơn vị.
Trong hơn 10 năm qua, nhiều tổ chức, quốc gia đã cập nhật những yêu cầu mới về quá trình thẩm định phương pháp và đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm. Do đó, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tổ chức biên soạn lại tài liệu thẩm định phương pháp riêng biệt cho hai lĩnh vực: Hóa học và Sinh học.
Trong cuốn sách Thẩm định phương pháp và đánh giá độ không đảm bảo đo trong phân tích hóa học, bên cạnh những cập nhật về thẩm định phương pháp nói chung theo các yêu cầu mới của ISO, EN, AOAC, TCVN… chúng tôi giới thiệu một số hướng dẫn thực tế quá trình thẩm định theo các lĩnh vực nhỏ khác nhau trong phân tích hóa học. Đồng thời, các phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo cũng như một số biện pháp đảm bảo chất lượng kết quả thường xuyên cũng sẽ được giới thiệu kèm theo nhiều ví dụ minh họa thực tế.
Cuốn sách hướng tới các độc giả là các nghiên cứu viên, kiểm nghiệm viên đang thực hiện công tác thử nghiệm, đảm bảo chất lượng tại các phòng thử nghiệm liên quan đến các phép thử hóa học trong nhiều lĩnh vực như an toàn thực phẩm, dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, thú y… Ngoài ra, cuốn sách cũng hướng tới các giảng viên, học viên, sinh viên trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, học tập tại các trường đại học, học viện về lĩnh vực hóa học. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ ít nhiều hữu ích trong việc nâng cao chất lượng kết quả thử nghiệm, cũng như trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực mới cho các phòng thử nghiệm và là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực.
Để hoàn thành cuốn sách này, chúng tôi có sử dụng các số liệu thực tế được các phòng thử nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cung cấp. Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu nhằm hoàn thiện cuốn sách của các nhà khoa học trong hội đồng thông qua nội dung cuốn sách: GS. TS. Nguyễn Công Khẩn (Bộ Y tế), PGS. TS. Nguyễn Thị Kiều Anh (Trường Đại học Dược Hà Nội), PGS. TS. Nguyễn Thị Ánh Hường (Trường Đại học KHTN – Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Phương Thiện Thương (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc), TS. Trần Đăng Ninh (Cục Chất lượng, Chế biến vàPhát triển thị trường), ThS. Đặng Văn Kết, ThS. Phạm Như Trọng (Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia).
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã tạo điều kiện và hỗ trợ trong quá trình biên soạn cuốn sách.
Trong lần tái bản này, các tác giả đã cố gắng cập nhật và hoàn thiện cuốn sách, tuy vậy cũng khó tránh khỏi những thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: CÁC YÊU CẦU CHUNG
1. Khái niệm về thẩm định phương pháp
2. Thẩm định phương pháp tiêu chuẩn (method verification)
3. Thẩm định phương pháp không tiêu chuẩn (method validation)
4. Thẩm định lại
CHƯƠNG II: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
1. Tính đặc hiệu/chọn lọc
1.1. Định nghĩa:
1.2. Cách xác định
1.2.1. Trường hợp chung:
1.2.2. Các trường hợp đặc biệt:
1.3. Tính đặc hiệu/chọn lọc đối với phương pháp chuẩn:
2. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn
2.1. Định nghĩa:
2.2. Cách xác định khoảng tuyến tính:
2.3. Xây dựng đường chuẩn:
2.3.1. Đường chuẩn với chuẩn tinh khiết:
2.3.2. Đường chuẩn trên mẫu trắng:
2.3.3. Đường chuẩn trên mẫu thực:
2.3.4. Đường chuẩn có sử dụng nội chuẩn:
2.4. Các lưu ý khi xây dựng đường chuẩn:
2.5. Giới hạn chấp nhận của đường chuẩn:
3. Giới hạn phát hiện
3.1. Định nghĩa
3.2. Cách xác định
3.2.1. LOD của phương pháp định tính:
3.2.2. LOD của phương pháp định lượng:
4. Giới hạn định lượng
4.1. Định nghĩa
4.2. Cách xác định
5. Độ chính xác (độ đúng và độ chụm)
5.1. Độ chụm
5.1.1. Định nghĩa
5.1.2. Cách xác định
5.1.3. Tiêu chí đánh giá:
5.2. Độ đúng (trueness)
5.2.1. Định nghĩa:
5.2.2. Cách xác định độ đúng:
5.2.3. Tiêu chí đánh giá
6. Độ ổn định (hay độ vững/độ chắc chắn) của phương pháp
6.1. Định nghĩa
6.2. Cách xác định
CHƯƠNG III: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI SINH VẬT
1. Các yêu cầu chung
1.1. Chuẩn bị thẩm định
1.2. Lựa chọn thông số thẩm định
2. Thẩm định phương pháp tiêu chuẩn (method verification)
2.1. Phương pháp định tính
2.1.1. Giới hạn phát hiện
2.1.2. Xác định độ chính xác (accuracy:AC), độ đặc hiệu (specificity:SP), độ nhạy (sensitivity:SE), độ lệch dương (Positive deviation[Image: 10.gif]D) và độ lệch âm (negative deviation:ND)
2.2. Phương pháp định lượng
2.2.1. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng
2.2.2. Xác định độ chụm (độ lặp lại và độ tái lập nội bộ)
CHƯƠNG IV: ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO
1. Khái niệm về độ không đảm bảo đo
2. Các nguồn gây ra độ không đảm bảo đo
3. Các cách đánh giá độ không đảm bảo đo
3.1. Cách 1: Ước lượng độ không đảm bảo đo theo hướng dẫn của EURACHEM
3.1.1. Bước 1: Xác định các đại lượng đo
3.1.2. Bước 2: Xác định các nguồn gây ra độ không đảm bảo đo
3.1.3. Bước 3: Tính các thành phần độ không đảm bảo đo
3.1.4. Bước 4: Tính độ không đảm bảo đo tổng hợp và mở rộng
3.2. Cách 2: Ước lượng độ không đảm bảo đo từ dữ liệu phân tích mẫu thực
3.2.1. Xác định độ không đảm bảo đo trên mẫu cùng nồng độ
3.2.2. Xác định độ không đảm bảo đo trên các mẫu nồng độ khác nhau
4. Công bố độ không đảm bảo đo
4.1. Cách viết độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp
4.2. Cách viết độ không đảm bảo đo mở rộng
CHƯƠNG V: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
1. Phép thử nghiệm lặp lại
2. Phép thử nghiệm tái lập
3. Phép thử nghiệm trên mẫu lưu
4. Phép thử nghiệm trên mẫu trắng
5. Phép thử nghiệm trên mẫu chuẩn
6. Phép thử nghiệm trên mẫu thêm
7. Sử dụng các phương pháp khác nhau
8. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống
9. Tham gia các chương trình thử nghiệm liên phòng
10. Sử dụng biểu đồ kiểm soát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bảng phân phối chuẩn Student với các mức ý nghĩa từ 0,10 đến 0,001
Phụ lục 2: Bảng phân phối chuẩn Fisher với k1, k2 là các bậc tự do, α là mức ý nghĩa
Phụ lục 3: Lựa chọn đối tượng mẫu để thẩm định phương pháp vi sinh
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
ĐẶT MUA SÁCH THẨM ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH HÓA HỌC NGAY TẠI ĐÂY > > >
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK DOWNLOAD - BẢN 2010 (TÀI LIỆU VIP MEMBER)
LINK DOWNLOAD - BẢN 2025 (UPDATING...)
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế - xã hội việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ngà y càng được quan tâm, trong đó có vấn đề an toàn thực phẩm.Bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn sẽ góp phần bảo vệ và cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống và giống nòi dân tộc. Tuy nhiên, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm luôn là một thách thức không chỉ với các nước đang phát triển mà ngay cả với các nước phát triển.Sự đa dạng của các chủng loại thực phẩm, công nghệ, các chất phụ gia, các chất hỗ trợ chế biến, các chất ô nhiễm thực phẩm luôn được cải tiến, bổ sung… là thách thức đối với hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các phòng kiểm nghiệm. Do đó, việc nâng cao năng lực hệ thống phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý an toàn thực phẩm của mỗi quốc gia, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay .
Hiện nay, Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới về mọi lĩnh vực. Trong xu thế toàn cầu hóa, các sản phẩm và dịch vụ của chúng ta cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn ngày càng cao của khu vực và quốc tế. Hoạt động tiêu chuẩn hóa của Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong đó, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 đối với các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn đã và đang mang đến những giá trị to lớn, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức và đơn vị, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hướng đến nâng cao chất lượng kết quả của các phòng thử nghiệm. Một trong những yêu cầu quan trọng là phương pháp thử cần được thẩm định để chứng minh rằng có sự phù hợp với mục đích áp dụng. Năm 2010, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã xuất bản cuốn sách Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh. Cuốn sách đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và đã đóng góp nhất định trong quá trình nâng cao chất lượng kết quả thử nghiệm của nhiều đơn vị.
Trong hơn 10 năm qua, nhiều tổ chức, quốc gia đã cập nhật những yêu cầu mới về quá trình thẩm định phương pháp và đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm. Do đó, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tổ chức biên soạn lại tài liệu thẩm định phương pháp riêng biệt cho hai lĩnh vực: Hóa học và Sinh học.
Trong cuốn sách Thẩm định phương pháp và đánh giá độ không đảm bảo đo trong phân tích hóa học, bên cạnh những cập nhật về thẩm định phương pháp nói chung theo các yêu cầu mới của ISO, EN, AOAC, TCVN… chúng tôi giới thiệu một số hướng dẫn thực tế quá trình thẩm định theo các lĩnh vực nhỏ khác nhau trong phân tích hóa học. Đồng thời, các phương pháp đánh giá độ không đảm bảo đo cũng như một số biện pháp đảm bảo chất lượng kết quả thường xuyên cũng sẽ được giới thiệu kèm theo nhiều ví dụ minh họa thực tế.
Cuốn sách hướng tới các độc giả là các nghiên cứu viên, kiểm nghiệm viên đang thực hiện công tác thử nghiệm, đảm bảo chất lượng tại các phòng thử nghiệm liên quan đến các phép thử hóa học trong nhiều lĩnh vực như an toàn thực phẩm, dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, thú y… Ngoài ra, cuốn sách cũng hướng tới các giảng viên, học viên, sinh viên trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, học tập tại các trường đại học, học viện về lĩnh vực hóa học. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ ít nhiều hữu ích trong việc nâng cao chất lượng kết quả thử nghiệm, cũng như trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực mới cho các phòng thử nghiệm và là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực.
Để hoàn thành cuốn sách này, chúng tôi có sử dụng các số liệu thực tế được các phòng thử nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cung cấp. Nhóm biên soạn xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu nhằm hoàn thiện cuốn sách của các nhà khoa học trong hội đồng thông qua nội dung cuốn sách: GS. TS. Nguyễn Công Khẩn (Bộ Y tế), PGS. TS. Nguyễn Thị Kiều Anh (Trường Đại học Dược Hà Nội), PGS. TS. Nguyễn Thị Ánh Hường (Trường Đại học KHTN – Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Phương Thiện Thương (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc), TS. Trần Đăng Ninh (Cục Chất lượng, Chế biến vàPhát triển thị trường), ThS. Đặng Văn Kết, ThS. Phạm Như Trọng (Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia).
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã tạo điều kiện và hỗ trợ trong quá trình biên soạn cuốn sách.
Trong lần tái bản này, các tác giả đã cố gắng cập nhật và hoàn thiện cuốn sách, tuy vậy cũng khó tránh khỏi những thiếu sót cần được chỉnh sửa, bổ sung. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để cuốn sách ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: CÁC YÊU CẦU CHUNG
1. Khái niệm về thẩm định phương pháp
2. Thẩm định phương pháp tiêu chuẩn (method verification)
3. Thẩm định phương pháp không tiêu chuẩn (method validation)
4. Thẩm định lại
CHƯƠNG II: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC
1. Tính đặc hiệu/chọn lọc
1.1. Định nghĩa:
1.2. Cách xác định
1.2.1. Trường hợp chung:
1.2.2. Các trường hợp đặc biệt:
1.3. Tính đặc hiệu/chọn lọc đối với phương pháp chuẩn:
2. Khoảng tuyến tính và đường chuẩn
2.1. Định nghĩa:
2.2. Cách xác định khoảng tuyến tính:
2.3. Xây dựng đường chuẩn:
2.3.1. Đường chuẩn với chuẩn tinh khiết:
2.3.2. Đường chuẩn trên mẫu trắng:
2.3.3. Đường chuẩn trên mẫu thực:
2.3.4. Đường chuẩn có sử dụng nội chuẩn:
2.4. Các lưu ý khi xây dựng đường chuẩn:
2.5. Giới hạn chấp nhận của đường chuẩn:
3. Giới hạn phát hiện
3.1. Định nghĩa
3.2. Cách xác định
3.2.1. LOD của phương pháp định tính:
3.2.2. LOD của phương pháp định lượng:
4. Giới hạn định lượng
4.1. Định nghĩa
4.2. Cách xác định
5. Độ chính xác (độ đúng và độ chụm)
5.1. Độ chụm
5.1.1. Định nghĩa
5.1.2. Cách xác định
5.1.3. Tiêu chí đánh giá:
5.2. Độ đúng (trueness)
5.2.1. Định nghĩa:
5.2.2. Cách xác định độ đúng:
5.2.3. Tiêu chí đánh giá
6. Độ ổn định (hay độ vững/độ chắc chắn) của phương pháp
6.1. Định nghĩa
6.2. Cách xác định
CHƯƠNG III: THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VI SINH VẬT
1. Các yêu cầu chung
1.1. Chuẩn bị thẩm định
1.2. Lựa chọn thông số thẩm định
2. Thẩm định phương pháp tiêu chuẩn (method verification)
2.1. Phương pháp định tính
2.1.1. Giới hạn phát hiện
2.1.2. Xác định độ chính xác (accuracy:AC), độ đặc hiệu (specificity:SP), độ nhạy (sensitivity:SE), độ lệch dương (Positive deviation[Image: 10.gif]D) và độ lệch âm (negative deviation:ND)
2.2. Phương pháp định lượng
2.2.1. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng
2.2.2. Xác định độ chụm (độ lặp lại và độ tái lập nội bộ)
CHƯƠNG IV: ƯỚC LƯỢNG ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO
1. Khái niệm về độ không đảm bảo đo
2. Các nguồn gây ra độ không đảm bảo đo
3. Các cách đánh giá độ không đảm bảo đo
3.1. Cách 1: Ước lượng độ không đảm bảo đo theo hướng dẫn của EURACHEM
3.1.1. Bước 1: Xác định các đại lượng đo
3.1.2. Bước 2: Xác định các nguồn gây ra độ không đảm bảo đo
3.1.3. Bước 3: Tính các thành phần độ không đảm bảo đo
3.1.4. Bước 4: Tính độ không đảm bảo đo tổng hợp và mở rộng
3.2. Cách 2: Ước lượng độ không đảm bảo đo từ dữ liệu phân tích mẫu thực
3.2.1. Xác định độ không đảm bảo đo trên mẫu cùng nồng độ
3.2.2. Xác định độ không đảm bảo đo trên các mẫu nồng độ khác nhau
4. Công bố độ không đảm bảo đo
4.1. Cách viết độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp
4.2. Cách viết độ không đảm bảo đo mở rộng
CHƯƠNG V: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM
1. Phép thử nghiệm lặp lại
2. Phép thử nghiệm tái lập
3. Phép thử nghiệm trên mẫu lưu
4. Phép thử nghiệm trên mẫu trắng
5. Phép thử nghiệm trên mẫu chuẩn
6. Phép thử nghiệm trên mẫu thêm
7. Sử dụng các phương pháp khác nhau
8. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống
9. Tham gia các chương trình thử nghiệm liên phòng
10. Sử dụng biểu đồ kiểm soát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bảng phân phối chuẩn Student với các mức ý nghĩa từ 0,10 đến 0,001
Phụ lục 2: Bảng phân phối chuẩn Fisher với k1, k2 là các bậc tự do, α là mức ý nghĩa
Phụ lục 3: Lựa chọn đối tượng mẫu để thẩm định phương pháp vi sinh
LINK ĐẶT MUA SÁCH ONLINE
ĐẶT MUA SÁCH THẨM ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH HÓA HỌC NGAY TẠI ĐÂY > > >
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK DOWNLOAD - BẢN 2010 (TÀI LIỆU VIP MEMBER)
LINK DOWNLOAD - BẢN 2025 (UPDATING...)

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: