Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhân rộng hầm khí sinh học (BIOGAS) trong xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

 


Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay? Hiện nay phần lớn bà con chăn nuôi theo kiểu phân tán và ít đầu tư đúng mức việc xử lý môi trường. Bên cạnh chủ trương lớn là quy hoạch lại chăn nuôi theo hướng quy mô tập trung thì vấn đề đặt ra là gắn tổ chức chăn nuôi tập trung với công nghệ hầm Biogas và tạo lập thị trường phân bón có giá trị cao sau xử lý; nhưng mũi nhọn vẫn là sử dụng hầm khí Biogas bởi vừa xử lý triệt để chất thải, vừa tạo ra nguồn năng lượng khí gas làm chất đốt, chạy máy phát điện vừa có phân bón phục vụ sản xuất rau quả an toàn. Ứng dụng công nghệ hầm khí Biogas đang là giải pháp đa tiện ích, vừa khả thi trước mắt, vừa bền vững lâu dài.

Huyện Yên Sơn nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và huyện Chợ Đồn tỉnh (Bắc Kạn). Huyện có diện tích và dân số lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích là 1.132,42 km2 và dân số 162.936 người. Cả hai con sông Lô và sông Gâm đều chảy vào và gặp nhau tại huyện này. Chăn nuôi đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và là một trong những nguồn thu chủ yếu của nông hộ trong địa bàn huyện. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn, nuôi trâu, bò nói riêng ở huyện Yên Sơn, người dân đã ứng dụng công nghệ hầm chứa Biogas, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan như: hạn chế sự ô nhiễm môi trường xung quanh, hạn chế được tình hình dịch bệnh lây lan, tạo ra nguồn khí gas làm chất đốt, tạo ra nguồn điện thắp sáng...

Tuy nhiên, công nghệ hầm khí Biogas trong chăn nuôi hiện nay ở huyện Yên Sơn chưa được áp dụng rộng rãi, người dân địa phương còn gặp

rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề ứng dụng chuyển giao công nghệ, vấn đề về vốn để xây dựng hầm... Vì vậy, việc triển khai công nghệ hầm khí Biogas tới các nông hộ đang là vấn đề mà cả người dân và các cấp chính quyền địa phương đang quan tâm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhân rộng hầm khí sinh học (BIOGAS) trong xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang" làm đề tài

nghiên cứu nhằm góp phần đưa ra được những giải pháp tích cực để mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng công nghệ hầm khí Biogas có hiệu quả trong thời gian tới.



LINK DOWNLOAD

 


Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở nước ta hiện nay? Hiện nay phần lớn bà con chăn nuôi theo kiểu phân tán và ít đầu tư đúng mức việc xử lý môi trường. Bên cạnh chủ trương lớn là quy hoạch lại chăn nuôi theo hướng quy mô tập trung thì vấn đề đặt ra là gắn tổ chức chăn nuôi tập trung với công nghệ hầm Biogas và tạo lập thị trường phân bón có giá trị cao sau xử lý; nhưng mũi nhọn vẫn là sử dụng hầm khí Biogas bởi vừa xử lý triệt để chất thải, vừa tạo ra nguồn năng lượng khí gas làm chất đốt, chạy máy phát điện vừa có phân bón phục vụ sản xuất rau quả an toàn. Ứng dụng công nghệ hầm khí Biogas đang là giải pháp đa tiện ích, vừa khả thi trước mắt, vừa bền vững lâu dài.

Huyện Yên Sơn nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên) và huyện Chợ Đồn tỉnh (Bắc Kạn). Huyện có diện tích và dân số lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích là 1.132,42 km2 và dân số 162.936 người. Cả hai con sông Lô và sông Gâm đều chảy vào và gặp nhau tại huyện này. Chăn nuôi đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ gia đình và là một trong những nguồn thu chủ yếu của nông hộ trong địa bàn huyện. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn, nuôi trâu, bò nói riêng ở huyện Yên Sơn, người dân đã ứng dụng công nghệ hầm chứa Biogas, bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan như: hạn chế sự ô nhiễm môi trường xung quanh, hạn chế được tình hình dịch bệnh lây lan, tạo ra nguồn khí gas làm chất đốt, tạo ra nguồn điện thắp sáng...

Tuy nhiên, công nghệ hầm khí Biogas trong chăn nuôi hiện nay ở huyện Yên Sơn chưa được áp dụng rộng rãi, người dân địa phương còn gặp

rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề ứng dụng chuyển giao công nghệ, vấn đề về vốn để xây dựng hầm... Vì vậy, việc triển khai công nghệ hầm khí Biogas tới các nông hộ đang là vấn đề mà cả người dân và các cấp chính quyền địa phương đang quan tâm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhân rộng hầm khí sinh học (BIOGAS) trong xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang" làm đề tài

nghiên cứu nhằm góp phần đưa ra được những giải pháp tích cực để mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng công nghệ hầm khí Biogas có hiệu quả trong thời gian tới.



LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: