Báo cáo nghiên cứu Sử dụng phụ phẩm từ sản xuất và chế biến lúa ở Đồng bằng



 I. Giới thiệu chung

Ở Việt Nam, ba khu vực sản xuất lúa gạo chính là Đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực Trung Du và Đồng bằng Sông Hồng. Với sản lượng hơn 7 triệu tấn/năm, là quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Mỗi năm Việt Nam có thể sản xuất ra khoảng 40 triệu tấn năng lượng sinh khối với 32 triệu tấn rơm, rạ và 8 triệu tấn trấu. Thay vì đốt bỏ ngoài đồng, nếu Việt Nam tận dụng được nguồn phụ phẩm từ lúa gạo này cho sản xuất năng lượng sinh khối sẽ mang lại những lợi ích đáng kể, vừa khai thác được nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ vừa giảm đáng kể ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó việc tận dụng các phụ phẩm như rơm rạ, cám gạo, trấu… vừa giúp giảm thất thoát sau thu hoạch vừa tăng giá trị cho cây lúa.

II. Một số phụ phẩm

2.1. Rơm, rạ

2.1.1. Giới thiệu về rơm, rạ

Rơm là phụ phẩm của các cây lương thực như lúa nước, lúa cạn, lúa mì, lúa mạch là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của gia súc, làm phân bón hữu cơ cung cấp lại cho đồng ruộng, làm cho đất tơi xốp và duy trì được độ màu mỡ, một lượng nhỏ được sử dụng làm nấm rơm (ở miền Nam).

Rơm có giá trị năng lượng và tỷ lệ chất xơ cao (31-33%), ít protein (2,2-3,3%) và rất ít chất béo (1-2%), chứa khoảng 0,6% N, 0,1% P cũng như S, 1,5% K, 5% Si và 40%C.

Rơm rạ là nguồn tài nguyên rất quý giá trong cả sản xuất nông nghiệp cũng như trong công nghiệp, có nhiều gia trị và đem lại lợi nhuận kinh tế cao. 

2.1.2. Các sản phẩm của rơm 

2.1.2.1. Nấm rơm

Nấm rơm là một loài nấm trong họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.

Cấu tạo: 

- Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.

- Cuốn nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.

- Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép.

Nấm rơm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong 100g nấm khô có tới 21% protein (đạm), 20,1mg vitamin C, 1,2mg thiamin (vitamin B), 17,2mg Sắt, 71mg Canxi, và 677mg Phốt pho cao hơn cả trứng. Ngoài ra, nấm rơm còn chứa nhiều loại vitamin khác như A, D, E, đặc biệt có đến 7 loại a-xít amin thiết yếu mà cơ thể không tổng hợp được. 

Do quả thể nấm rơm mềm, xốp, chứa nhiều axit amin và vitamin nên nấm rơm có nhiều giá trị trong dinh dưỡng và dược liệu, là loại quen thuộc nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm, nấm rơm còn là món ăn trị nhiều bệnh.

Nấm rơm có thể chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như xào với thịt lợn, thịt bò, nấu canh, nấu lẩu, kho với thịt lợn, hầm với thịt gà, kho chay, nướng với lươn…

Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung thư và làm hạ cholesterol máu, trị liệu hiệu quả nhiều bệnh chứng. 

Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất, nghề trồng nấm rơm còn mang lại ý nghĩa xã hội to lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tăng nguồn thu nhập cho nông dân, Ngoài ra, việc tận dụng rơm rạ nguyên liệu để làm nấm còn có ý nghĩa xã hội lớn khi giải quyết được tình trạng vứt, đốt rơm bừa bãi.

Thị trường tiêu thụ nấm rơm còn nhiều khó khăn do thời gian bảo quản nấm rơm tương đối ngắn, chỉ 24 giờ sau khi thu hoạch hoặc sau 7-10 ngày nếu dùng các biện pháp xử lý bảo quản. Vì vậy, bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, ngành nông nghiệp cần có biện pháp định hướng đầu ra sản phẩm để việc nhân rộng mô hình trồng nấm rơm trái vụ trên ruộng phát huy hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội.


LINK DOWNLOAD



 I. Giới thiệu chung

Ở Việt Nam, ba khu vực sản xuất lúa gạo chính là Đồng bằng Sông Cửu Long, khu vực Trung Du và Đồng bằng Sông Hồng. Với sản lượng hơn 7 triệu tấn/năm, là quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Mỗi năm Việt Nam có thể sản xuất ra khoảng 40 triệu tấn năng lượng sinh khối với 32 triệu tấn rơm, rạ và 8 triệu tấn trấu. Thay vì đốt bỏ ngoài đồng, nếu Việt Nam tận dụng được nguồn phụ phẩm từ lúa gạo này cho sản xuất năng lượng sinh khối sẽ mang lại những lợi ích đáng kể, vừa khai thác được nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ vừa giảm đáng kể ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó việc tận dụng các phụ phẩm như rơm rạ, cám gạo, trấu… vừa giúp giảm thất thoát sau thu hoạch vừa tăng giá trị cho cây lúa.

II. Một số phụ phẩm

2.1. Rơm, rạ

2.1.1. Giới thiệu về rơm, rạ

Rơm là phụ phẩm của các cây lương thực như lúa nước, lúa cạn, lúa mì, lúa mạch là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của gia súc, làm phân bón hữu cơ cung cấp lại cho đồng ruộng, làm cho đất tơi xốp và duy trì được độ màu mỡ, một lượng nhỏ được sử dụng làm nấm rơm (ở miền Nam).

Rơm có giá trị năng lượng và tỷ lệ chất xơ cao (31-33%), ít protein (2,2-3,3%) và rất ít chất béo (1-2%), chứa khoảng 0,6% N, 0,1% P cũng như S, 1,5% K, 5% Si và 40%C.

Rơm rạ là nguồn tài nguyên rất quý giá trong cả sản xuất nông nghiệp cũng như trong công nghiệp, có nhiều gia trị và đem lại lợi nhuận kinh tế cao. 

2.1.2. Các sản phẩm của rơm 

2.1.2.1. Nấm rơm

Nấm rơm là một loài nấm trong họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.

Cấu tạo: 

- Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.

- Cuốn nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.

- Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép.

Nấm rơm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong 100g nấm khô có tới 21% protein (đạm), 20,1mg vitamin C, 1,2mg thiamin (vitamin B), 17,2mg Sắt, 71mg Canxi, và 677mg Phốt pho cao hơn cả trứng. Ngoài ra, nấm rơm còn chứa nhiều loại vitamin khác như A, D, E, đặc biệt có đến 7 loại a-xít amin thiết yếu mà cơ thể không tổng hợp được. 

Do quả thể nấm rơm mềm, xốp, chứa nhiều axit amin và vitamin nên nấm rơm có nhiều giá trị trong dinh dưỡng và dược liệu, là loại quen thuộc nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm, nấm rơm còn là món ăn trị nhiều bệnh.

Nấm rơm có thể chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như xào với thịt lợn, thịt bò, nấu canh, nấu lẩu, kho với thịt lợn, hầm với thịt gà, kho chay, nướng với lươn…

Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung thư và làm hạ cholesterol máu, trị liệu hiệu quả nhiều bệnh chứng. 

Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất, nghề trồng nấm rơm còn mang lại ý nghĩa xã hội to lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tăng nguồn thu nhập cho nông dân, Ngoài ra, việc tận dụng rơm rạ nguyên liệu để làm nấm còn có ý nghĩa xã hội lớn khi giải quyết được tình trạng vứt, đốt rơm bừa bãi.

Thị trường tiêu thụ nấm rơm còn nhiều khó khăn do thời gian bảo quản nấm rơm tương đối ngắn, chỉ 24 giờ sau khi thu hoạch hoặc sau 7-10 ngày nếu dùng các biện pháp xử lý bảo quản. Vì vậy, bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, ngành nông nghiệp cần có biện pháp định hướng đầu ra sản phẩm để việc nhân rộng mô hình trồng nấm rơm trái vụ trên ruộng phát huy hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội.


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: