Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam

 


Nền văn học Việt Nam là sản phẩm của tinh thần Việt Nam, bên cạnh các đặc điểm chung thì mỗi vùng miền lại có những nét độc đáo và bản sắc riêng tạo nên một nền văn học đa dạng và thống nhất. Nền văn học nước nhà chia ra thành hai bộ phận văn học: văn học dân gian và văn học viết. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử thì nền văn học ấy vẫn tồn tại và phát triển theo thời gian trở thành những giá trị tinh hoa của dân tộc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Riêng văn học dân gian ra đời sớm hơn là những sáng tác truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kì lịch sử cho đến ngày nay. Dù ra đời sớm hơn văn học viết nhưng những giá trị của nó về mặt nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ luôn tồn tại theo năm tháng và phát triển song song với văn học viết, tác động đến sự hình thành và phát triển của văn học viết. Qua đó, tác giả dân gian muốn nhắn gửi những tâm tư tình cảm, quan niệm đạo đức và niềm tin về cuộc sống công bằng hạnh phúc.

Văn học dân gian là một thành phần quan trọng của nền văn hóa của một quốc gia. Nếu như Châu Âu tự hào về nền văn học cổ đại Hy Lạp điển hình là thần thoại Hy Lạp, thì Việt Nam tự hào có nền văn học dân gian mang đậm bản săc văn hóa dân tộc, là di sản tinh thần của người Việt. Với sự đa dạng phong phú về nội dung và thể loại, văn học dân gian đã góp phần phản ánh nhiều chiều, mọi mặt cuộc sống và lí tưởng xã hội, đạo đức truyền thống của các tầng lớp nhân dân lao động qua các thời kì lịch sử. Và trong đó truyện cổ tích là một thể loại quan trọng của văn học dân gian, mang trong mình nhiều giá trị tư tưởng tốt đẹp, trong đó triết lí “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là tư tưởng xuyên suốt trong thể loại này. Truyện cổ tích ra đời từ xã hội nguyên thủy nhưng định hình và phát triển trong xã hội có giai cấp. Truyện  phản ánh hiện thực đời sống của nhân dân ta thời xưa một cách chân thực và sâu sắc.

Thế giới cổ tích là nơi có những câu chuyện về những nhân vật gắn liền với tuổi thơ của mỗi người, ở đó có những nhân vật không còn xa lạ trong hồi ức của mỗi con người Việt Nam, những mẩu truyện cổ tích như một món ăn tinh thần không thể nào thiếu đối với mỗi chúng ta. Thể loại này là một loại hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy chất thơ, chất trí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị rất đời thường. Mỗi câu chuyện là một bài học sâu sắc về lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường, của những con người cần cù chịu khó, những con người vốn bản tính hiền lành, hay đó chính là ước mơ khát khao hạnh phúc của nhân dân. Đọc truyện cổ tích, ta sẽ hiểu thêm về cách suy nghĩ của con người thời xưa, những quan niệm đạo đức mà họ muốn hướng tới, về một niềm tin về thế giới công bằng hạnh phúc. Nơi đó có những người mồ côi cha mẹ, người em, người nông dân nghèo, người dũng sĩ…, tuy bất hạnh đến mấy họ vẫn sống ngay thẳng và luôn hướng về tương lai. Điều này vẽ ra một thế giới với biết bao nhiêu điều tốt đẹp, đó chính là điều ước mơ mà mỗi người luôn muốn hướng đến. 

Chính nội dung tư tưởng của truyện cổ tích truyền tải một cách sâu sắc, phản ánh đúng hiện thực đời sống của nhân dân lao động, cùng với những triết lí nhân sinh quan tích cực đã tạo nên một kho tàng truyện cổ tích phong phú và đa dạng gắn liền với nền văn học nước nhà. Các lí do trên đã phần nào đem lại nguồn cảm hứng và động lực để người viết tìm hiểu về những khía cạnh của truyện cổ tích Việt Nam. Tuy trên bước hành trình tìm tòi, khám phá những giá trị đặc sắc của những câu chuyện cổ tích, cũng như rút ra được những kinh nghiệm mà người xưa đã đúc kết vẫn còn lắm khó khăn do khả năng người viết có giới hạn. Nhưng với niềm say mê khám phá, trân trọng và giữ gìn, phát huy những đạo lí mà cha ông ta để lại, đồng thời nhận thức được những đặc trưng của truyện cổ tích nên người viết đã chọn đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam để làm đề tài nghiên cứu niên luận này.


LINK DOWNLOAD

 


Nền văn học Việt Nam là sản phẩm của tinh thần Việt Nam, bên cạnh các đặc điểm chung thì mỗi vùng miền lại có những nét độc đáo và bản sắc riêng tạo nên một nền văn học đa dạng và thống nhất. Nền văn học nước nhà chia ra thành hai bộ phận văn học: văn học dân gian và văn học viết. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử thì nền văn học ấy vẫn tồn tại và phát triển theo thời gian trở thành những giá trị tinh hoa của dân tộc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Riêng văn học dân gian ra đời sớm hơn là những sáng tác truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kì lịch sử cho đến ngày nay. Dù ra đời sớm hơn văn học viết nhưng những giá trị của nó về mặt nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ luôn tồn tại theo năm tháng và phát triển song song với văn học viết, tác động đến sự hình thành và phát triển của văn học viết. Qua đó, tác giả dân gian muốn nhắn gửi những tâm tư tình cảm, quan niệm đạo đức và niềm tin về cuộc sống công bằng hạnh phúc.

Văn học dân gian là một thành phần quan trọng của nền văn hóa của một quốc gia. Nếu như Châu Âu tự hào về nền văn học cổ đại Hy Lạp điển hình là thần thoại Hy Lạp, thì Việt Nam tự hào có nền văn học dân gian mang đậm bản săc văn hóa dân tộc, là di sản tinh thần của người Việt. Với sự đa dạng phong phú về nội dung và thể loại, văn học dân gian đã góp phần phản ánh nhiều chiều, mọi mặt cuộc sống và lí tưởng xã hội, đạo đức truyền thống của các tầng lớp nhân dân lao động qua các thời kì lịch sử. Và trong đó truyện cổ tích là một thể loại quan trọng của văn học dân gian, mang trong mình nhiều giá trị tư tưởng tốt đẹp, trong đó triết lí “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” là tư tưởng xuyên suốt trong thể loại này. Truyện cổ tích ra đời từ xã hội nguyên thủy nhưng định hình và phát triển trong xã hội có giai cấp. Truyện  phản ánh hiện thực đời sống của nhân dân ta thời xưa một cách chân thực và sâu sắc.

Thế giới cổ tích là nơi có những câu chuyện về những nhân vật gắn liền với tuổi thơ của mỗi người, ở đó có những nhân vật không còn xa lạ trong hồi ức của mỗi con người Việt Nam, những mẩu truyện cổ tích như một món ăn tinh thần không thể nào thiếu đối với mỗi chúng ta. Thể loại này là một loại hình nghệ thuật ngôn từ chứa đầy chất thơ, chất trí tuệ, sự lãng mạn bay bổng nhưng vẫn mang một vẻ đẹp bình dị rất đời thường. Mỗi câu chuyện là một bài học sâu sắc về lòng nhân ái và bản lĩnh kiên cường, của những con người cần cù chịu khó, những con người vốn bản tính hiền lành, hay đó chính là ước mơ khát khao hạnh phúc của nhân dân. Đọc truyện cổ tích, ta sẽ hiểu thêm về cách suy nghĩ của con người thời xưa, những quan niệm đạo đức mà họ muốn hướng tới, về một niềm tin về thế giới công bằng hạnh phúc. Nơi đó có những người mồ côi cha mẹ, người em, người nông dân nghèo, người dũng sĩ…, tuy bất hạnh đến mấy họ vẫn sống ngay thẳng và luôn hướng về tương lai. Điều này vẽ ra một thế giới với biết bao nhiêu điều tốt đẹp, đó chính là điều ước mơ mà mỗi người luôn muốn hướng đến. 

Chính nội dung tư tưởng của truyện cổ tích truyền tải một cách sâu sắc, phản ánh đúng hiện thực đời sống của nhân dân lao động, cùng với những triết lí nhân sinh quan tích cực đã tạo nên một kho tàng truyện cổ tích phong phú và đa dạng gắn liền với nền văn học nước nhà. Các lí do trên đã phần nào đem lại nguồn cảm hứng và động lực để người viết tìm hiểu về những khía cạnh của truyện cổ tích Việt Nam. Tuy trên bước hành trình tìm tòi, khám phá những giá trị đặc sắc của những câu chuyện cổ tích, cũng như rút ra được những kinh nghiệm mà người xưa đã đúc kết vẫn còn lắm khó khăn do khả năng người viết có giới hạn. Nhưng với niềm say mê khám phá, trân trọng và giữ gìn, phát huy những đạo lí mà cha ông ta để lại, đồng thời nhận thức được những đặc trưng của truyện cổ tích nên người viết đã chọn đề tài Hình tượng người nông dân trong truyện cổ tích Việt Nam để làm đề tài nghiên cứu niên luận này.


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: