Tiểu luận cao học triết vấn đề bản THỂ LUẬN và TRIẾT học HY lạp cổ đại



 Triết học Hy Lạp ngay từ khi mới ra đời đã quan tâm đến những vấn đề bản thể luận về thế giới. Câu hỏi “thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?” trở thành điểm xuất phát cho các cuộc tranh luận, nhưng ngay vì hướng đến thần linh như trước đây đã nỗ lực truy tìm “nguyên nhân cuối cùng”, bản nguyên của vạn vật ngay trong long vạn vật. Bản nguyên không chỉ đơn giản là một thứ vật chất như cách hiểu của vật lý học hay hóa học hiện đại, mà là một cái gì đó làm cơ sở cho sự xuất hiện giới tự nhiên và sự sống. Một khuynh hướng nghiên cứu mới, nghiêm túc đã mở ra - dung lý trí xét đoán mọi thứ. Khuynh hướng ấy xuất phát từ xứ Ionie, nơi khai sinh ra nhiều trường phái triết học tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại. Bản thể luận với tư cách bộ phận quan trọng nhất của siêu hình học có nhiệm vụ phải luận chứng cho sự tồn tại của mẫu lý tưởng ấy về mặt lôgíc. Do vậy, nội dung, cách thức tiếp cận bản thể luận là phải chỉ ra được các nguyên tắc của tồn tại văn hoá, trong đó bộ phận hạt nhân là phải chỉ ra được cấu trúc tồn tại người với tư cách một thực thể văn hoá. Theo chúng tôi, cách tiếp cận bản thể luận không phải là cách tiếp cận mới, nhưng là một trong nhiều cách tiếp cận có tính gợi mở cao, cho phép chúng ta có “cách nhìn” khác và tỏ ra hữu dụng trong việc nghiên cứu lịch sử triết học.


NỘI DUNG

Chương 1

NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN VÀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI


1.1. Khái niệm bản thể luận

Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nó là sự kết hợp giữa hai từ on (ỹv) - “cái thực tồn”, cái đang tồn tại và logos (ởỹóùũ) - lời lẽ, học thuyết, tạo thành “học thuyết về tồn tại”.

Chúng ta cần phân biệt hai bộ phận của siêu hình học để có thể thấy rõ hơn được vị trí, đối tượng và cách tiếp cận của bản thể luận và qua đó, cũng thấy được vai trò hết sức quan trọng của bản thể luận với tư cách bộ phận căn bản nhất của siêu hình học. Siêu hình học được phân thành siêu hình học chung (metaphysica generalis), hay còn gọi là siêu hình học đại cương và siêu hình học chuyên ngành (metaphysica specialis). Siêu hình học đại cương có đối tượng nghiên cứu là những cơ sở sâu xa, những quy tắc, cấu trúc cơ bản của tồn tại, như Arixtốt nói, nó nghiên cứu “cái thực tồn như là cái thực tồn” hay “cái gì là tồn tại của cái thực tồn”; còn siêu hình học chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu là Thượng đế (Thần học tự nhiên), linh hồn (Tâm lý học tự nhiên) và thế giới (Vũ trụ học). Như vậy, bản thể luận chính là bộ phận siêu hình học chung (đại cương) của siêu hình học. Nói chung, theo nghĩa cổ điển thì bản thể luận có nhiệm vụ lý giải cấu trúc cơ bản của tồn tại và do vậy, bản thể luận (siêu hình học đại cương) mang tính trừu tượng cao nhất. Các câu hỏi, như: Con người là gì? Có Thượng đế không? hay: Thế giới có điểm khởi đầu không?... là lĩnh vực thuộc về siêu hình học chuyên ngành chứ không phải là của bản thể luận. Chính vì đặc trưng trừu tượng nhất của nó mà học giả Uwe Meixner đã coi bản thể luận chỉ có “tính chất mô tả thuần tuý”(3). Theo ông, bản thể luận có nhiệm vụ mô tả cấu trúc nền tảng của “tất cả những cái hiện thực và những cái không hiện thực”, tức là của tất cả những cái thực tồn. 

Từ thời Cổ đại, các nhà triết học đã phân biệt tồn tại (Sein) với thực tồn (Seiendes, hiện hữu). Cái thực tồn là tổng thể những cái có thực và không có thực, kể cả những cái đang ở dạng khả năng. Nhưng, ở tổng thể những cái đa dạng ấy, có thể tìm thấy một điểm chung, một dấu hiệu “trung tính” thể hiện ở chỗ, thế giới nói chung là đang thực tồn. Khái niệm “tồn tại” biểu thị điều đó. Tại sao một vật nói chung lại thực tồn, sự thực tồn đó căn cứ trên cái gì? Cái gì là nguyên nhân của nó? Tồn tại là cái tối hậu mà con người có thể đặt câu hỏi về nó, song nó lại không thể xác định theo cách thức thông thường.

Khái niệm “tồn tại” lần đầu tiên được triết gia Hy Lạp - Pácmênít bàn tới. Ông cho rằng, bản chất của mọi sự vật trong thế giới là tồn tại, không thể có cái không-tồn tại, bởi chúng ta không thể hình dung được cái không-tồn tại là cái gì. Tồn tại là cái chỉ có thể nhận thức được bằng lý tính. Mọi tư duy bao giờ cũng là tư duy về tồn tại. Tư duy, do vậy, đồng nhất với tồn tại.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, thuật ngữ “siêu hình học” không phải do Arixtốt đưa ra, mà do nhà triết học Andronikos Rhodos, trong quá trình phân định các tác phẩm của Arixtốt, đưa ra vào khoảng năm 70 sau CN., tức là sau khi Arixtốt đã qua đời. Nghĩa ban đầu của thuật ngữ “siêu hình học” là nghiên cứu “những cái sau vật lý”, tức là những nguyên nhân sâu xa (vô hình, siêu hình), cơ sở của hiện thực mà chúng ta không thể đạt được bằng kinh nghiệm, cảm tính, mà chỉ có thể đạt được nhờ vào lý tính, vào tư duy.

...


LƯU Ý:

Tài liệu được chia sẻ bởi Thành viên có FB "Thuu Hằng" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.


LINK DOWNLOAD



 Triết học Hy Lạp ngay từ khi mới ra đời đã quan tâm đến những vấn đề bản thể luận về thế giới. Câu hỏi “thế giới bắt đầu từ đâu và quay về đâu?” trở thành điểm xuất phát cho các cuộc tranh luận, nhưng ngay vì hướng đến thần linh như trước đây đã nỗ lực truy tìm “nguyên nhân cuối cùng”, bản nguyên của vạn vật ngay trong long vạn vật. Bản nguyên không chỉ đơn giản là một thứ vật chất như cách hiểu của vật lý học hay hóa học hiện đại, mà là một cái gì đó làm cơ sở cho sự xuất hiện giới tự nhiên và sự sống. Một khuynh hướng nghiên cứu mới, nghiêm túc đã mở ra - dung lý trí xét đoán mọi thứ. Khuynh hướng ấy xuất phát từ xứ Ionie, nơi khai sinh ra nhiều trường phái triết học tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại. Bản thể luận với tư cách bộ phận quan trọng nhất của siêu hình học có nhiệm vụ phải luận chứng cho sự tồn tại của mẫu lý tưởng ấy về mặt lôgíc. Do vậy, nội dung, cách thức tiếp cận bản thể luận là phải chỉ ra được các nguyên tắc của tồn tại văn hoá, trong đó bộ phận hạt nhân là phải chỉ ra được cấu trúc tồn tại người với tư cách một thực thể văn hoá. Theo chúng tôi, cách tiếp cận bản thể luận không phải là cách tiếp cận mới, nhưng là một trong nhiều cách tiếp cận có tính gợi mở cao, cho phép chúng ta có “cách nhìn” khác và tỏ ra hữu dụng trong việc nghiên cứu lịch sử triết học.


NỘI DUNG

Chương 1

NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ BẢN THỂ LUẬN VÀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI


1.1. Khái niệm bản thể luận

Thuật ngữ bản thể luận có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nó là sự kết hợp giữa hai từ on (ỹv) - “cái thực tồn”, cái đang tồn tại và logos (ởỹóùũ) - lời lẽ, học thuyết, tạo thành “học thuyết về tồn tại”.

Chúng ta cần phân biệt hai bộ phận của siêu hình học để có thể thấy rõ hơn được vị trí, đối tượng và cách tiếp cận của bản thể luận và qua đó, cũng thấy được vai trò hết sức quan trọng của bản thể luận với tư cách bộ phận căn bản nhất của siêu hình học. Siêu hình học được phân thành siêu hình học chung (metaphysica generalis), hay còn gọi là siêu hình học đại cương và siêu hình học chuyên ngành (metaphysica specialis). Siêu hình học đại cương có đối tượng nghiên cứu là những cơ sở sâu xa, những quy tắc, cấu trúc cơ bản của tồn tại, như Arixtốt nói, nó nghiên cứu “cái thực tồn như là cái thực tồn” hay “cái gì là tồn tại của cái thực tồn”; còn siêu hình học chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu là Thượng đế (Thần học tự nhiên), linh hồn (Tâm lý học tự nhiên) và thế giới (Vũ trụ học). Như vậy, bản thể luận chính là bộ phận siêu hình học chung (đại cương) của siêu hình học. Nói chung, theo nghĩa cổ điển thì bản thể luận có nhiệm vụ lý giải cấu trúc cơ bản của tồn tại và do vậy, bản thể luận (siêu hình học đại cương) mang tính trừu tượng cao nhất. Các câu hỏi, như: Con người là gì? Có Thượng đế không? hay: Thế giới có điểm khởi đầu không?... là lĩnh vực thuộc về siêu hình học chuyên ngành chứ không phải là của bản thể luận. Chính vì đặc trưng trừu tượng nhất của nó mà học giả Uwe Meixner đã coi bản thể luận chỉ có “tính chất mô tả thuần tuý”(3). Theo ông, bản thể luận có nhiệm vụ mô tả cấu trúc nền tảng của “tất cả những cái hiện thực và những cái không hiện thực”, tức là của tất cả những cái thực tồn. 

Từ thời Cổ đại, các nhà triết học đã phân biệt tồn tại (Sein) với thực tồn (Seiendes, hiện hữu). Cái thực tồn là tổng thể những cái có thực và không có thực, kể cả những cái đang ở dạng khả năng. Nhưng, ở tổng thể những cái đa dạng ấy, có thể tìm thấy một điểm chung, một dấu hiệu “trung tính” thể hiện ở chỗ, thế giới nói chung là đang thực tồn. Khái niệm “tồn tại” biểu thị điều đó. Tại sao một vật nói chung lại thực tồn, sự thực tồn đó căn cứ trên cái gì? Cái gì là nguyên nhân của nó? Tồn tại là cái tối hậu mà con người có thể đặt câu hỏi về nó, song nó lại không thể xác định theo cách thức thông thường.

Khái niệm “tồn tại” lần đầu tiên được triết gia Hy Lạp - Pácmênít bàn tới. Ông cho rằng, bản chất của mọi sự vật trong thế giới là tồn tại, không thể có cái không-tồn tại, bởi chúng ta không thể hình dung được cái không-tồn tại là cái gì. Tồn tại là cái chỉ có thể nhận thức được bằng lý tính. Mọi tư duy bao giờ cũng là tư duy về tồn tại. Tư duy, do vậy, đồng nhất với tồn tại.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, thuật ngữ “siêu hình học” không phải do Arixtốt đưa ra, mà do nhà triết học Andronikos Rhodos, trong quá trình phân định các tác phẩm của Arixtốt, đưa ra vào khoảng năm 70 sau CN., tức là sau khi Arixtốt đã qua đời. Nghĩa ban đầu của thuật ngữ “siêu hình học” là nghiên cứu “những cái sau vật lý”, tức là những nguyên nhân sâu xa (vô hình, siêu hình), cơ sở của hiện thực mà chúng ta không thể đạt được bằng kinh nghiệm, cảm tính, mà chỉ có thể đạt được nhờ vào lý tính, vào tư duy.

...


LƯU Ý:

Tài liệu được chia sẻ bởi Thành viên có FB "Thuu Hằng" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.


LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: