ĐỒ ÁN - Công nghệ chế biến mì sợi
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÌ SỢI
1.1 Lịch sử mì ăn liền
Từ cuối thế kỉ 18, người Châu Âu đã bắt đầu sản xuất và sử dụng sản phẩm mì sợi và nó trở thành thực phẩm truyền thống của các nước Châu Âu đặc biệt là ở Ý và Pháp. Sau đó sản phẩm du nhập vào Châu Á và sau đó để tiết kiệm thời gian chế biến, người Châu Á (đầu tiên là Nhật) đã đưa ra công nghệ sản xuất mì chuẩn bị bữa ăn nhanh gọi là mì ăn liền. Từ đó đến nay, mì ăn liền đã không ngừng được cải tiến và phát triển về sản lượng, chất lượng. Công nghệ sản xuất mì ăn liền luôn được nâng cao.
Ông Momofuku Ando sinh năm 1918 - 2008, người Nhật, là người đã phát minh ra mì ăn liền. Ông đã thành lập nên công ty Nissin trước khi giới thiệu ra thị trường sản phẩm mì ăn liền đầu tiên có tên gọi "Chicken Ramen" vào năm 1958. Ý tưởng sản xuất mì ăn liền đến với ông rất tình cờ sau khi chứng kiến cảnh những người dân đứng xếp hàng trong đêm giá lạnh để chờ mua những vắt mì tươi tại một cửa hàng không lâu sau thế chiến thứ II.
Vào năm 1971, Công ty Nissin đã đưa ra thị trường loại mỳ ăn liền tô - là loại mì ăn liền để sẵn trong các bát hoặc cốc xốp cách nhiệt và chống thấm nước để có thể đổ nước vào ăn ngay (rất phổ biến ở VN hiện nay) - nhằm vượt lên trong cạnh tranh với các đối thủ.
1.2 Tình hình phát triển mì ăn liền ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng. Có thể nói sản phẩm mì ăn liền ngày nay đã phần nào đi vào đời sống của người dân, trở thành một sản phẩm được ưa thích rộng rãi. Trước nhu cầu to lớn của thị trường, ngành công nghiệp mì ăn liền đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi nền kinh tế nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường. Các công ty quốc doanh như MILIKET, COLUSA,…cũng như các liên doanh như VIFON ACECOOK, A-ONE,…đã không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trượng có hơn 10 nhãn hiệu mì ăn liền như MILIKET,COLUSA,VIFON,A-ONE,…
Số liệu thống kê không chính thức năm 2008 cho thấy, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp (DN) sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15% -20%.
1.3 Giá trị dinh dưỡng và tính tiện dụng của mì sợi
Sản phẩm mì sợi và mì ăn liền được sự ưa chuộng của người sử dụng vì nó có các ưu điểm nổi bật sau :
Đứng về khía cạnh dinh dưỡng, đây là loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do được chế biến từ bột mì và phụ gia có chứa các chất dinh dưỡng như protein, lipid, vitamin, khoáng. Như vậy, về cơ bản sản phẩm mì sợi nói chung có chứa tương đối đầy đủ chất dinh dưỡng cơ bản . Trung bình 100 gr mì cung cấp 359 calo .
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÌ SỢI
1.1 Lịch sử mì ăn liền
Từ cuối thế kỉ 18, người Châu Âu đã bắt đầu sản xuất và sử dụng sản phẩm mì sợi và nó trở thành thực phẩm truyền thống của các nước Châu Âu đặc biệt là ở Ý và Pháp. Sau đó sản phẩm du nhập vào Châu Á và sau đó để tiết kiệm thời gian chế biến, người Châu Á (đầu tiên là Nhật) đã đưa ra công nghệ sản xuất mì chuẩn bị bữa ăn nhanh gọi là mì ăn liền. Từ đó đến nay, mì ăn liền đã không ngừng được cải tiến và phát triển về sản lượng, chất lượng. Công nghệ sản xuất mì ăn liền luôn được nâng cao.
Ông Momofuku Ando sinh năm 1918 - 2008, người Nhật, là người đã phát minh ra mì ăn liền. Ông đã thành lập nên công ty Nissin trước khi giới thiệu ra thị trường sản phẩm mì ăn liền đầu tiên có tên gọi "Chicken Ramen" vào năm 1958. Ý tưởng sản xuất mì ăn liền đến với ông rất tình cờ sau khi chứng kiến cảnh những người dân đứng xếp hàng trong đêm giá lạnh để chờ mua những vắt mì tươi tại một cửa hàng không lâu sau thế chiến thứ II.
Vào năm 1971, Công ty Nissin đã đưa ra thị trường loại mỳ ăn liền tô - là loại mì ăn liền để sẵn trong các bát hoặc cốc xốp cách nhiệt và chống thấm nước để có thể đổ nước vào ăn ngay (rất phổ biến ở VN hiện nay) - nhằm vượt lên trong cạnh tranh với các đối thủ.
1.2 Tình hình phát triển mì ăn liền ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng. Có thể nói sản phẩm mì ăn liền ngày nay đã phần nào đi vào đời sống của người dân, trở thành một sản phẩm được ưa thích rộng rãi. Trước nhu cầu to lớn của thị trường, ngành công nghiệp mì ăn liền đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi nền kinh tế nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường. Các công ty quốc doanh như MILIKET, COLUSA,…cũng như các liên doanh như VIFON ACECOOK, A-ONE,…đã không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trượng có hơn 10 nhãn hiệu mì ăn liền như MILIKET,COLUSA,VIFON,A-ONE,…
Số liệu thống kê không chính thức năm 2008 cho thấy, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp (DN) sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15% -20%.
1.3 Giá trị dinh dưỡng và tính tiện dụng của mì sợi
Sản phẩm mì sợi và mì ăn liền được sự ưa chuộng của người sử dụng vì nó có các ưu điểm nổi bật sau :
Đứng về khía cạnh dinh dưỡng, đây là loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do được chế biến từ bột mì và phụ gia có chứa các chất dinh dưỡng như protein, lipid, vitamin, khoáng. Như vậy, về cơ bản sản phẩm mì sợi nói chung có chứa tương đối đầy đủ chất dinh dưỡng cơ bản . Trung bình 100 gr mì cung cấp 359 calo .

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: