Đồ án Nghiên cứu về SDR và ứng dụng



Chúng ta bước vào thế kỷ 21, thời đại của khoa học và công nghệ. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hệ thống viễn thông ngày nay đã không ngừng phát triển theo xu hướng phục vụ con người nhanh nhất, đầy đủ nhất và kịp thời nhất các thông tin cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu đó, hệ thống viễn thông phải phát triển theo xu hướng tốc độ cao, đảm bảo đa dịch vụ, đa phương tiện trong hệ thống viễn thông chung trên toàn cầu. 

   

Song thực tế trên thế giới đang tồn tại các chuẩn giao diện vô tuyến khác nhau, với các đặc điểm và yêu cầu dải tần, chế độ công tác,…cũng khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc toàn cầu hóa, đặc biệt đối với mỗi quốc gia và nhà sản xuất, việc quản lý giám sát thiết bị rất phức tạp. Vấn đề đặt ra đó là cần có một thiết bị vô tuyến có khả năng hoạt động với các chuẩn khác nhau và có đặc điểm đa dải, đa chế độ, có khả năng định lại cấu hình,… nghĩa là một thiết bị vô tuyến thông minh có cấu trúc xác định bằng phần mềm được đưa vào trực tiếp hoặc thông qua đường vô tuyến. Sự ra đời của công nghệ 

“ Software Defined Radio ”, hay thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm đã đáp ứng các yêu cầu đó. Các thiết bị này còn rất mới mẻ đối với chúng ta, khả năng ứng dụng của các thiết bị vô tuyến thông minh này rất lớn, trong mọi lĩnh vực và đặc biệt đối với hoạt động quân sự nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin: “ kịp thời - chính xác - bí mật - an toàn ”. 

      Để khai thác, thiết kế, sử dụng có hiệu quả các thiết bị này chúng ta cần có các kiến thức tổng quan, cơ bản về “Software Defined Radio - SDR”.

      Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu về SDR và ứng dụng” cho đồ án tốt nghiệp của mình.

      Mục tiêu của đồ án là nhằm giới thiệu tổng quan về thiết bị vô tuyến thông minh - Thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm (SDR), phân tích cấu trúc của SDR, từ đó đưa ra các ứng dụng phổ biến của các thiết bị vô tuyến này. 

Nội dung chính của đồ án gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về SDR.

Trong chương này nêu lên các vấn đề tổng quan của các thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm như khái niệm về SDR, đặc điểm của SDR. Chương này cũng giới thiệu các cấu trúc khác nhau của SDR.

Chương II: Phân tích cấu trúc của SDR.

Trình bày một cách chi tiết ¬về sự chuyển đổi tần số tín hiệu trong SDR. Đồng thời phân tích các cấu trúc khác nhau của SDR, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của từng cấu trúc, từ đó đưa ra cấu trúc chuẩn cho SDR.

Chương III: Ứng dụng của SDR.

        Chương này đưa ra các ứng dụng của các thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm - SDR.

        Từ ba chương trên, đồ án đã giới thiệu một cách tổng quan về SDR cùng các cấu trúc và ứng dụng của SDR. Tuy nhiên, do khả năng và thời gian có hạn nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình, góp ý của các thầy giáo cùng các đồng chí quan tâm để bản đồ án hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!  





LINK DOWNLOAD



Chúng ta bước vào thế kỷ 21, thời đại của khoa học và công nghệ. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hệ thống viễn thông ngày nay đã không ngừng phát triển theo xu hướng phục vụ con người nhanh nhất, đầy đủ nhất và kịp thời nhất các thông tin cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu đó, hệ thống viễn thông phải phát triển theo xu hướng tốc độ cao, đảm bảo đa dịch vụ, đa phương tiện trong hệ thống viễn thông chung trên toàn cầu. 

   

Song thực tế trên thế giới đang tồn tại các chuẩn giao diện vô tuyến khác nhau, với các đặc điểm và yêu cầu dải tần, chế độ công tác,…cũng khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc toàn cầu hóa, đặc biệt đối với mỗi quốc gia và nhà sản xuất, việc quản lý giám sát thiết bị rất phức tạp. Vấn đề đặt ra đó là cần có một thiết bị vô tuyến có khả năng hoạt động với các chuẩn khác nhau và có đặc điểm đa dải, đa chế độ, có khả năng định lại cấu hình,… nghĩa là một thiết bị vô tuyến thông minh có cấu trúc xác định bằng phần mềm được đưa vào trực tiếp hoặc thông qua đường vô tuyến. Sự ra đời của công nghệ 

“ Software Defined Radio ”, hay thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm đã đáp ứng các yêu cầu đó. Các thiết bị này còn rất mới mẻ đối với chúng ta, khả năng ứng dụng của các thiết bị vô tuyến thông minh này rất lớn, trong mọi lĩnh vực và đặc biệt đối với hoạt động quân sự nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin: “ kịp thời - chính xác - bí mật - an toàn ”. 

      Để khai thác, thiết kế, sử dụng có hiệu quả các thiết bị này chúng ta cần có các kiến thức tổng quan, cơ bản về “Software Defined Radio - SDR”.

      Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu về SDR và ứng dụng” cho đồ án tốt nghiệp của mình.

      Mục tiêu của đồ án là nhằm giới thiệu tổng quan về thiết bị vô tuyến thông minh - Thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm (SDR), phân tích cấu trúc của SDR, từ đó đưa ra các ứng dụng phổ biến của các thiết bị vô tuyến này. 

Nội dung chính của đồ án gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về SDR.

Trong chương này nêu lên các vấn đề tổng quan của các thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm như khái niệm về SDR, đặc điểm của SDR. Chương này cũng giới thiệu các cấu trúc khác nhau của SDR.

Chương II: Phân tích cấu trúc của SDR.

Trình bày một cách chi tiết ¬về sự chuyển đổi tần số tín hiệu trong SDR. Đồng thời phân tích các cấu trúc khác nhau của SDR, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của từng cấu trúc, từ đó đưa ra cấu trúc chuẩn cho SDR.

Chương III: Ứng dụng của SDR.

        Chương này đưa ra các ứng dụng của các thiết bị vô tuyến có cấu trúc xác định bằng phần mềm - SDR.

        Từ ba chương trên, đồ án đã giới thiệu một cách tổng quan về SDR cùng các cấu trúc và ứng dụng của SDR. Tuy nhiên, do khả năng và thời gian có hạn nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình, góp ý của các thầy giáo cùng các đồng chí quan tâm để bản đồ án hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!  





LINK DOWNLOAD

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: