TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9845:2013 TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY LŨ
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY LŨ
Calculation of flood flow characteristics
Lời nói đầu
TCVN 9845:2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22TCN220-95: Tính
toán các đặc trưng dòng chảy lũ.
TCVN 9845:2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY LŨ
Calculation
of flood flow characteristics
1.1. Tiêu chuẩn này qui định cách xác định các đặc trưng dòng chảy
lũ do mưa rào phục vụ thiết kế các công trình thoát nước nhỏ trên sông, ven
sông trong ngành giao thông vận tải thuộc vùng sông không chịu ảnh hưởng của
thủy triều và không có lũ bùn đá.
1.2. Tiêu chuẩn này là tài liệu tham khảo cho các ngành khác khi
cần tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ phục vụ thiết kế các công trình liên
quan đến dòng chảy trên sông, ven sông.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần
thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố
thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố
thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4054:2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5729:2012 Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết
kế.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các
thuật ngữ sau:
3.1. Lũ (Flood)
Hiện tượng nước sông dâng cao trong
một khoảng thời gian nhất định và sau đó giảm dần.
3.2. Đặc trưng dòng chảy lũ (Characteristics of Flood Flow)
Các thông số thể hiện dòng chảy lũ
như lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng dòng chảy của trận lũ, mô đun đỉnh lũ, mực
nước đỉnh lũ, đường quá trình lũ, thời gian lũ (thời gian lũ lên và thời gian
lũ xuống), hệ số dòng chảy.
3.3. Mực nước đỉnh lũ (flood water level)
Cao độ của mặt nước lớn nhất của
trận lũ trong sông so với cao độ thủy chuẩn quốc gia.
3.4. Thời gian lũ (time of the flood)
Khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu
lên đến khi kết thúc.
3.5. Thời gian lũ lên (rising limb)
Khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu
lên đến khi đạt giá trị lớn nhất.
3.6. Thời gian lũ xuống (falling limb)
Khoảng thời gian từ khi lũ giá trị
lớn nhất đến khi lũ kết thúc.
3.7. Lưu lượng (Flow discharge)
Thể tích nước đi qua mặt cắt ướt
trong một đơn vị thời gian.
3.8. Tổng lượng dòng chảy (flood total volume)
Tổng thể tích nước đi qua mặt cắt
công trình trong một thời gian lũ.
3.9. Lưu vực (watershed)
Diện tích lưu vực mà trên đó nước
mưa sẽ tập trung chảy vào sông nhánh và sông chính.
3.10. Lượng mưa (Rainfall)
Chiều dày lớp nước mưa rơi xuống
(tại một vị trí không gian nào đó) trong một khoảng thời gian, thường có đơn vị
là mm.
3.11. Lớp dòng chảy (Depth of runoff)
Chiều dày lớp nước mưa hiệu quả phủ
trên toàn bộ diện tích lưu vực để tạo thành tổng lượng dòng chảy.
3.12. Hệ số dòng chảy (Runoff coeficient)
Tỷ số giữa lớp dòng chảy và lượng
mưa.
3.13. Tần suất lũ (Flood Frequency)
Số lần lũ có độ lớn đã cho có thể
xuất hiện trở lại trong thời gian dài một trăm năm.
3.14. Tần suất lũ thiết kế (Design flood frequency)
Tần suất lũ được chọn để xác định
kích thước cần thiết của công trình thoát nước.
3.15. Khẩu độ cầu nhỏ (Small bridge waterway opening)
Chiều dài mặt nước sông, suối cần
thiết dưới cầu để thoát được lưu lượng thiết kế.
4.1. Nhiệm vụ và nội dung tính toán:
a) Tính lưu lượng, mực nước thiết
kế trong các trường hợp và mối quan hệ lưu lượng với mực nước.
b) Xác định phân bố lưu lượng và
lưu tốc trong các bộ phận sông, suối.
c) Xác định kích thước công trình
cầu nhỏ, cống trong các trường hợp.
4.2. Các tài liệu trong tính toán, cần sử dụng các nguồn tài liệu:
a) Tài liệu điều tra khảo sát thủy
văn của vùng công trình.
b) Tài liệu tổng hợp các đặc điểm
thủy văn của địa phương để lựa chọn các phương pháp tính toán thích hợp.
c) Tài liệu về lượng mưa ở các trạm
mưa, trạm khí tượng thủy văn trên khu vực. Tài liệu này được lấy liên tục từ
khi trạm đo bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm tính toán.
d) Tài liệu về thủy văn, thủy lực
của các công trình khác trong khu vực có liên quan.
4.3. Trong trường hợp không có trạm quan trắc thủy văn gần tuyến
thiết kế công trình, có thể sử dụng tài liệu tương tự của trạm thủy văn gần
nhất trên sông tương tự.
Khi sử dụng tài liệu của lưu vực
tương tự, cần hiệu chỉnh sự chênh lệch về lượng mưa, về diện tích giữa lưu vực
tương tự và lưu vực nghiên cứu.
Có thể sử dụng các mô hình tính
toán thủy văn để tính các đặc trưng dòng chảy của lưu vực khi có đầy đủ các cơ
sở khoa học tin cậy.
4.4. Khi lựa chọn lưu vực tương tự, cần bảo đảm các điều kiện sau
đây:
- Sự tương tự về điều kiện khí hậu.
- Tính đồng bộ trong sự dao động
dòng chảy theo thời gian (có quan hệ tương quan trong cùng thời kỳ đo đạc)
- Tính tương tự về địa chất, thổ
nhưỡng, địa chất thủy văn, tỷ lệ diện tích rừng, đầm lầy, diện tích canh tác
trên lưu vực.
- Không có những yếu tố làm thay
đổi điều kiện tự nhiên của dòng chảy.
- Tỷ số giữa các diện tích không
vượt quá 5 lần, chênh lệch giữa cao trình bình quân của lưu vực không vượt quá
300 m.
4.5. Khi tính toán theo các Phương pháp của Tiêu chuẩn này, cần thu
nhập các đặc trưng địa lý thủy văn của lưu vực nghiên cứu tính đến tuyến xây
dựng công trình và của lưu vực tương tự.
Các đặc trưng tính toán này bao
gồm:
1.
Diện tích lưu vực F (km2) xác định trên bản đồ có tỷ lệ
1/10.000, 1/25.000, 1/50.000 hoặc 1/100.000 phù hợp với diện tích lưu vực,
nhưng phải thỏa mãn: 1 km2 ngoài thực địa diện tích đo trên bản đồ
lớn hơn 1 cm2 ở bước lập dự án hay thiết kế cơ sở, còn trong thiết
kế kỹ thuật lớn hơn 5 cm2. Trường hợp thiết kế hai bước, diện tích
đó phải lớn hơn 5 cm2.
Khi tính diện tích lưu vực, cần bỏ
bớt những phần diện tích không tham gia hình thành dòng chảy lũ. Ví dụ vùng
hang động đá vôi v.v…
2.
Chiều dài lòng chính L (km) do từ chỗ bắt đầu hình thành lòng chính đến vị
trí công trình. Khi trên lưu vực không có lòng chính, thì dòng chảy phải tính
theo kiểu chảy trên sườn dốc. Khi đó chiều dài lòng chính lấy theo khoảng cách
từ đường phân chia lưu vực (đường phân thủy) đến vị trí công trình.
3.
Chiều dài bình quân của sườn dốc lưu vực Lsd (m) tính theo công
thức
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 8.5.2024)
TCVN 9845:2013: Còn hiệu lực
TCVN 9845:2013 (BẢN PDF)
TCVN 9845:2013 (BẢN WORD)
VIDEO THAM KHẢO
Hệ thống quản trị rủi ro về lũ lụt
Chúc các bạn thành công!
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY LŨ
Calculation of flood flow characteristics
Lời nói đầu
TCVN 9845:2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo 22TCN220-95: Tính
toán các đặc trưng dòng chảy lũ.
TCVN 9845:2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG DÒNG CHẢY LŨ
Calculation
of flood flow characteristics
1.1. Tiêu chuẩn này qui định cách xác định các đặc trưng dòng chảy
lũ do mưa rào phục vụ thiết kế các công trình thoát nước nhỏ trên sông, ven
sông trong ngành giao thông vận tải thuộc vùng sông không chịu ảnh hưởng của
thủy triều và không có lũ bùn đá.
1.2. Tiêu chuẩn này là tài liệu tham khảo cho các ngành khác khi
cần tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ phục vụ thiết kế các công trình liên
quan đến dòng chảy trên sông, ven sông.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần
thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố
thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố
thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4054:2005 Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5729:2012 Đường ô tô cao tốc - Yêu cầu thiết
kế.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các
thuật ngữ sau:
3.1. Lũ (Flood)
Hiện tượng nước sông dâng cao trong
một khoảng thời gian nhất định và sau đó giảm dần.
3.2. Đặc trưng dòng chảy lũ (Characteristics of Flood Flow)
Các thông số thể hiện dòng chảy lũ
như lưu lượng đỉnh lũ, tổng lượng dòng chảy của trận lũ, mô đun đỉnh lũ, mực
nước đỉnh lũ, đường quá trình lũ, thời gian lũ (thời gian lũ lên và thời gian
lũ xuống), hệ số dòng chảy.
3.3. Mực nước đỉnh lũ (flood water level)
Cao độ của mặt nước lớn nhất của
trận lũ trong sông so với cao độ thủy chuẩn quốc gia.
3.4. Thời gian lũ (time of the flood)
Khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu
lên đến khi kết thúc.
3.5. Thời gian lũ lên (rising limb)
Khoảng thời gian từ khi lũ bắt đầu
lên đến khi đạt giá trị lớn nhất.
3.6. Thời gian lũ xuống (falling limb)
Khoảng thời gian từ khi lũ giá trị
lớn nhất đến khi lũ kết thúc.
3.7. Lưu lượng (Flow discharge)
Thể tích nước đi qua mặt cắt ướt
trong một đơn vị thời gian.
3.8. Tổng lượng dòng chảy (flood total volume)
Tổng thể tích nước đi qua mặt cắt
công trình trong một thời gian lũ.
3.9. Lưu vực (watershed)
Diện tích lưu vực mà trên đó nước
mưa sẽ tập trung chảy vào sông nhánh và sông chính.
3.10. Lượng mưa (Rainfall)
Chiều dày lớp nước mưa rơi xuống
(tại một vị trí không gian nào đó) trong một khoảng thời gian, thường có đơn vị
là mm.
3.11. Lớp dòng chảy (Depth of runoff)
Chiều dày lớp nước mưa hiệu quả phủ
trên toàn bộ diện tích lưu vực để tạo thành tổng lượng dòng chảy.
3.12. Hệ số dòng chảy (Runoff coeficient)
Tỷ số giữa lớp dòng chảy và lượng
mưa.
3.13. Tần suất lũ (Flood Frequency)
Số lần lũ có độ lớn đã cho có thể
xuất hiện trở lại trong thời gian dài một trăm năm.
3.14. Tần suất lũ thiết kế (Design flood frequency)
Tần suất lũ được chọn để xác định
kích thước cần thiết của công trình thoát nước.
3.15. Khẩu độ cầu nhỏ (Small bridge waterway opening)
Chiều dài mặt nước sông, suối cần
thiết dưới cầu để thoát được lưu lượng thiết kế.
4.1. Nhiệm vụ và nội dung tính toán:
a) Tính lưu lượng, mực nước thiết
kế trong các trường hợp và mối quan hệ lưu lượng với mực nước.
b) Xác định phân bố lưu lượng và
lưu tốc trong các bộ phận sông, suối.
c) Xác định kích thước công trình
cầu nhỏ, cống trong các trường hợp.
4.2. Các tài liệu trong tính toán, cần sử dụng các nguồn tài liệu:
a) Tài liệu điều tra khảo sát thủy
văn của vùng công trình.
b) Tài liệu tổng hợp các đặc điểm
thủy văn của địa phương để lựa chọn các phương pháp tính toán thích hợp.
c) Tài liệu về lượng mưa ở các trạm
mưa, trạm khí tượng thủy văn trên khu vực. Tài liệu này được lấy liên tục từ
khi trạm đo bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm tính toán.
d) Tài liệu về thủy văn, thủy lực
của các công trình khác trong khu vực có liên quan.
4.3. Trong trường hợp không có trạm quan trắc thủy văn gần tuyến
thiết kế công trình, có thể sử dụng tài liệu tương tự của trạm thủy văn gần
nhất trên sông tương tự.
Khi sử dụng tài liệu của lưu vực
tương tự, cần hiệu chỉnh sự chênh lệch về lượng mưa, về diện tích giữa lưu vực
tương tự và lưu vực nghiên cứu.
Có thể sử dụng các mô hình tính
toán thủy văn để tính các đặc trưng dòng chảy của lưu vực khi có đầy đủ các cơ
sở khoa học tin cậy.
4.4. Khi lựa chọn lưu vực tương tự, cần bảo đảm các điều kiện sau
đây:
- Sự tương tự về điều kiện khí hậu.
- Tính đồng bộ trong sự dao động
dòng chảy theo thời gian (có quan hệ tương quan trong cùng thời kỳ đo đạc)
- Tính tương tự về địa chất, thổ
nhưỡng, địa chất thủy văn, tỷ lệ diện tích rừng, đầm lầy, diện tích canh tác
trên lưu vực.
- Không có những yếu tố làm thay
đổi điều kiện tự nhiên của dòng chảy.
- Tỷ số giữa các diện tích không
vượt quá 5 lần, chênh lệch giữa cao trình bình quân của lưu vực không vượt quá
300 m.
4.5. Khi tính toán theo các Phương pháp của Tiêu chuẩn này, cần thu
nhập các đặc trưng địa lý thủy văn của lưu vực nghiên cứu tính đến tuyến xây
dựng công trình và của lưu vực tương tự.
Các đặc trưng tính toán này bao
gồm:
1.
Diện tích lưu vực F (km2) xác định trên bản đồ có tỷ lệ
1/10.000, 1/25.000, 1/50.000 hoặc 1/100.000 phù hợp với diện tích lưu vực,
nhưng phải thỏa mãn: 1 km2 ngoài thực địa diện tích đo trên bản đồ
lớn hơn 1 cm2 ở bước lập dự án hay thiết kế cơ sở, còn trong thiết
kế kỹ thuật lớn hơn 5 cm2. Trường hợp thiết kế hai bước, diện tích
đó phải lớn hơn 5 cm2.
Khi tính diện tích lưu vực, cần bỏ
bớt những phần diện tích không tham gia hình thành dòng chảy lũ. Ví dụ vùng
hang động đá vôi v.v…
2.
Chiều dài lòng chính L (km) do từ chỗ bắt đầu hình thành lòng chính đến vị
trí công trình. Khi trên lưu vực không có lòng chính, thì dòng chảy phải tính
theo kiểu chảy trên sườn dốc. Khi đó chiều dài lòng chính lấy theo khoảng cách
từ đường phân chia lưu vực (đường phân thủy) đến vị trí công trình.
3.
Chiều dài bình quân của sườn dốc lưu vực Lsd (m) tính theo công
thức
...
TÌNH TRẠNG VĂN BẢN (Update 8.5.2024)
TCVN 9845:2013: Còn hiệu lực
TCVN 9845:2013 (BẢN PDF)
TCVN 9845:2013 (BẢN WORD)
VIDEO THAM KHẢO
Hệ thống quản trị rủi ro về lũ lụt
Chúc các bạn thành công!

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: