Bộ hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (2024)
Đối với một công trình cao tầng hay nhà máy, xí nghiệp để đủ điều kiện xây dựng thì cần phải có hồ sơ thẩm duyệt PCCC. Tùy vào từng quy mô công trình mà hồ sơ thẩm duyệt PCCC được thẩm duyệt tại cơ quan nào? Tại cục PCCC bộ Công An hay sở PCCC các tỉnh thành phố. Hồ sơ thẩm duyệt PCCC bao gồm 2 phần việc chính:
+ Hồ sơ pháp lý của dự án
+ Hồ sơ thiết kế thẩm duyệt PCCC
Hồ sơ pháp lý của dự án thì thường Chủ đầu tư phải chuẩn bị, còn phần hồ sơ thiết kế thẩm duyệt thì Tư vấn thiết kế phải chuẩn bị . Như vậy, hồ sơ thẩm duyệt PCCC ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thi công thì phải chuẩn bị những hồ sơ gì, các bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới.
Các quy định về hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được sửa đổi bổ sung trong Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
1. Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình xây dựng mới:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06);
+ Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất đối với dự án, công trình;
+ Dự toán xây dựng công trình;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng hoặc thiết kế điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06);
+ Dự toán xây dựng công trình đối với phần cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06);
+ Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện.
2. Quy định về nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại điểm a và điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP) thì nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Đối với dự án, công trình phải xem xét các nội dung sau: đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ, bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp thoát nạn; giải pháp chống tụ khói; giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật có liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy; hệ thống cấp nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của công trình;
- Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
- Đối với công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định, khi lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì chỉ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần lắp đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong công trình.
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
NGUỒN: (Thuvienphapluat.vn)
Chúc các bạn thành công!
Đối với một công trình cao tầng hay nhà máy, xí nghiệp để đủ điều kiện xây dựng thì cần phải có hồ sơ thẩm duyệt PCCC. Tùy vào từng quy mô công trình mà hồ sơ thẩm duyệt PCCC được thẩm duyệt tại cơ quan nào? Tại cục PCCC bộ Công An hay sở PCCC các tỉnh thành phố. Hồ sơ thẩm duyệt PCCC bao gồm 2 phần việc chính:
+ Hồ sơ pháp lý của dự án
+ Hồ sơ thiết kế thẩm duyệt PCCC
Hồ sơ pháp lý của dự án thì thường Chủ đầu tư phải chuẩn bị, còn phần hồ sơ thiết kế thẩm duyệt thì Tư vấn thiết kế phải chuẩn bị . Như vậy, hồ sơ thẩm duyệt PCCC ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thi công thì phải chuẩn bị những hồ sơ gì, các bạn có thể tham khảo bài viết bên dưới.
Các quy định về hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được sửa đổi bổ sung trong Nghị định 50/2024/NĐ-CP.
1. Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mới nhất
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP) thì hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình xây dựng mới:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06);
+ Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất đối với dự án, công trình;
+ Dự toán xây dựng công trình;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng hoặc thiết kế điều chỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06);
+ Dự toán xây dựng công trình đối với phần cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy:
+ Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06);
+ Dự toán tổng mức đầu tư phương tiện;
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
- Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện.
2. Quy định về nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại điểm a và điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP) thì nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Đối với dự án, công trình phải xem xét các nội dung sau: đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ, bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp thoát nạn; giải pháp chống tụ khói; giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật có liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy; hệ thống cấp nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của công trình;
- Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
- Đối với công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định, khi lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì chỉ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần lắp đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong công trình.
LINK 3 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
LINK 4 - TÌM KIẾM SÁCH/TÀI LIỆU ONLINE (GIÁ ƯU ĐÃI NHẤT)
NGUỒN: (Thuvienphapluat.vn)
Chúc các bạn thành công!
Không có nhận xét nào: