SÁCH - Bộ điều khiển logic khả trình PLC và ứng dụng (Nguyễn Văn Khang) Full
Bộ điều khiển logic khả trình PLC được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp. PLC trở thành một thành phần cơ bản để tích hợp hệ thống điều khiển các dây chuyền sản xuất. PLC được sử dụng không những trong các bộ điều khiển logic mà còn trong các bộ điều khiển quá trình, tích hợp trong các hệ điều khiển phân tán (DCS) và các hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu (SCADA).
Chủng loại của PLC rất phong phú từ nhiều nhà sản xuất, nhiều hãng cung cấp thiết bị. Một số họ PLC do hãng sản xuất chuyên dùng để tích hợp trong các hệ thống của chính họ. Một số họ PLC có tính thương mại, phục vụ các nhà thiết kế và tích hợp hệ thống. Thậm chí, một nhà sản xuất có thể đưa ra nhiều chủng loại PLC rất khác nhau đáp ứng nhu cầu thực tế. Có một đặc điểm chung là, nhà cung cấp PLC đồng thời là nhà cung cấp phần mềm, các công cụ lập trình, các sản phẩm liên quan và các giải pháp ứng dụng. Các hãng sản xuất PLC nổi tiếng và có sản phẩm được sử dụng rộng rãi có thể kể đến: Siemens (Đức), Allen–Bradley (Mỹ), Omron (Nhật)...
Vai trò to lớn, tính ứng dụng rộng rãi và mềm dẻo của PLC đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà thiết kế, tích hợp hệ thống, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và được giảng dạy ở các ngành tự động hóa, điều khiển tự động, điện tử... trong các trường đại học, cao đẳng công nghệ. Tuy nhiên, việc tiếp cận một cách có hệ thống còn gặp nhiều khó khăn do sự phong phú về chủng loại PLC, tính riêng biệt của từng loại sản phẩm, phần mềm và các công cụ của từng nhà cung cấp.
Nội dung cuốn sách trình bày các kiến thức chung cơ bản nhất về PLC với quan điểm hệ thống hóa và tính ứng dụng, với hy vọng người đọc có thể sử dụng cho các chủng loại PLC được lựa chọn. Một số ví dụ ứng dụng được trình bày trong phần Phụ lục trên cơ sở PLC của hãng Omron.
NỘI DUNG:
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Các thành phần của PLC
- Chương 3: Tổ chức bộ nhớ và cấu trúc dữ liệu
- Chương 4: Thiết kế hệ điều khiển dùng PLC
LINK DOWNLOAD - BẢN 2019 (UPDATING...)
Bộ điều khiển logic khả trình PLC được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống tự động hóa công nghiệp. PLC trở thành một thành phần cơ bản để tích hợp hệ thống điều khiển các dây chuyền sản xuất. PLC được sử dụng không những trong các bộ điều khiển logic mà còn trong các bộ điều khiển quá trình, tích hợp trong các hệ điều khiển phân tán (DCS) và các hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu (SCADA).
Chủng loại của PLC rất phong phú từ nhiều nhà sản xuất, nhiều hãng cung cấp thiết bị. Một số họ PLC do hãng sản xuất chuyên dùng để tích hợp trong các hệ thống của chính họ. Một số họ PLC có tính thương mại, phục vụ các nhà thiết kế và tích hợp hệ thống. Thậm chí, một nhà sản xuất có thể đưa ra nhiều chủng loại PLC rất khác nhau đáp ứng nhu cầu thực tế. Có một đặc điểm chung là, nhà cung cấp PLC đồng thời là nhà cung cấp phần mềm, các công cụ lập trình, các sản phẩm liên quan và các giải pháp ứng dụng. Các hãng sản xuất PLC nổi tiếng và có sản phẩm được sử dụng rộng rãi có thể kể đến: Siemens (Đức), Allen–Bradley (Mỹ), Omron (Nhật)...
Vai trò to lớn, tính ứng dụng rộng rãi và mềm dẻo của PLC đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà thiết kế, tích hợp hệ thống, các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và được giảng dạy ở các ngành tự động hóa, điều khiển tự động, điện tử... trong các trường đại học, cao đẳng công nghệ. Tuy nhiên, việc tiếp cận một cách có hệ thống còn gặp nhiều khó khăn do sự phong phú về chủng loại PLC, tính riêng biệt của từng loại sản phẩm, phần mềm và các công cụ của từng nhà cung cấp.
Nội dung cuốn sách trình bày các kiến thức chung cơ bản nhất về PLC với quan điểm hệ thống hóa và tính ứng dụng, với hy vọng người đọc có thể sử dụng cho các chủng loại PLC được lựa chọn. Một số ví dụ ứng dụng được trình bày trong phần Phụ lục trên cơ sở PLC của hãng Omron.
NỘI DUNG:
- Chương 1: Tổng quan
- Chương 2: Các thành phần của PLC
- Chương 3: Tổ chức bộ nhớ và cấu trúc dữ liệu
- Chương 4: Thiết kế hệ điều khiển dùng PLC
LINK DOWNLOAD - BẢN 2019 (UPDATING...)
Không có nhận xét nào: