GÓC KỸ THUẬT - Hướng dẫn thực hành cân cáp cho máy điều hòa Mono (Video thực tế)


Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp cân cáp (ống mao) - bộ phận tiết lưu cho máy điều hòa mono. Chúng ta áp dụng cân lại cáp cho máy điều hòa khi thay block nén mới, cáp mới hoặc thay phin lọc. Mục đích cân lại cáp để máy điều hòa hoạt động ổn định và lâu dài đúng áp suất tiêu chuẩn và đạt được công suất lạnh yêu cầu.


Bài viết này dựa theo Video hướng dẫn của Youtuber CarotNguyen, trước tiên các bạn hãy xem Video này ở bên dưới:


NGUỒN: Youtube Chanel - CarotNguyen


Nào chúng ta cùng bắt đầu:

Các thiết bị và dụng cụ cần thiết:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

- Cáp (ống mao dẫn).
- Đầu ren ngoài đồng D6mm.
- Thước kẹp để đo đường kính ngoài của cáp.
- Phin lọc.
- Đồng hồ đo áp suất gas.
- Đồng hồ kẹp dòng.
- Dụng cụ để cắt cáp (Kéo hoặc kìm bấm cos).
- Dụng cụ hàn (Đèn khò hoặc bình Oxy gas).

Hướng dẫn chọn cáp phù hợp cho máy lạnh:

Lưu ý:  

Để chọn cáp phù hợp cho máy các bạn nói với người bán hàng mình cần mua cáp dùng cho máy điều hòa công suất bao nhiêu (1HP, 1.5HP, ... ?).

Trường hợp nếu người bán hàng cũng không rành về vấn đề này, các bạn dùng thước kẹp đo thực tế trên máy. Tùy vào công suất của máy mà đường kính của cáp là khác nhau, các bạn có thể tham khảo:

+ Máy điều hòa công suất 1.0 HP (9000 Btu/h): Cáp có đường kính khoảng 2.5mm
+ Máy điều hòa công suất 1.5 HP (12000 Btu/h): Cáp có đường kính khoảng 3.25mm


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Chúng ta không nên lựa chọn cáp sai lệch với đường kính tiêu chuẩn của nhà sản xuất quá nhiều, nên lựa chọn đường kính cáp bằng (80 - 110%) so với đường kính tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nếu chúng ta lựa chọn cáp quá nhỏ, khi máy hoạt động thời gian dài rất dễ bị tắc cáp. Còn nếu cáp quá lớn thì sẽ không đạt áp suất yêu cầu, năng suất lạnh của máy sẽ giảm.

Ví dụ:

Ở đây cáp đo được là 2.51mm, chúng ta có thể chọn cáp có đường kính từ 2.0 - 2.7mm là được.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Áp suất của bộ phận tiết lưu máy lạnh:

Áp suất của bộ phận tiết lưu máy lạnh (cáp/ ống mao) phụ thuộc vào:

- Nhiệt độ bay hơi tại dàn lạnh mong muốn.
- Loại gas lạnh đang sử dụng R22/R32/R410A. Bởi vì mỗi loại gas lạnh có áp suất bay hơi khác nhau.

Các bạn có thể tham khảo các thông số áp suất, nhiệt độ, tính chất vật lý của các loại ga lạnh tại:

https://www.ebookbkmt.com/2018/10/sach-scan-moi-chat-lanh-nguyen-uc-loi.html
https://www.ebookbkmt.com/2015/11/sach-scan-gas-dau-va-chat-tai-lanh.html

- Công suất của block nén, áp suất hút và đẩy của block nén.

Các bước cân cáp cho máy điều hòa:

Bước 1: Thu hồi hoặc xả bỏ toàn bộ lượng ga lạnh trong máy ra bên ngoài. 

Các van 2 ngã & 3 ngã đầu lục giác phải luôn ở trạng thải mở.

Lí do là vì khi chúng ta sử dụng đèn hàn để thực hiện công việc ở nhiệt độ cao có thể làm ga lạnh biến đổi tính chất, sinh ra khí độc và thậm chỉ là gây nổ, rất nguy hiểm vì áp suất tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

Bước 2: Sử dụng đèn hàn gia nhiệt ở hai đầu và tháo cáp ra.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Chúng ta tháo cáp và phin lọc ra bên ngoài.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Tùy từng công suất và tùy từng hãng thì máy điều hòa có thể được trang bị phin lọc hoặc không. Các máy công suất nhỏ thì hầu hết đều không có phin lọc. Phin lọc có tác dụng giữ lại các chất bẩn, tránh đi vào gây tắc ống mao.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Dùng giấy nhám làm sạch các vị trí hàn để mối hàn đảm bảo liên kết tốt và chắc chắn hơn.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Bước 3: Súc giàn trước khi gắn cáp và phin lọc vào. 

Mục đích để loại bỏ toàn bộ cặn bẩn bên trong dàn nóng ra bên ngoài sau một quá trình hoạt động dài.

Có 02 cách để thực hiện súc giàn:

>>> Cách 1:

Chúng ta sử dụng chính block nén của máy để hút không khí và đẩy các cặn bẩn ra bên ngoài.

- Chúng ta cấp nguồn cho máy nén chạy. Để tăng hiệu quả đẩy cặn bẩn ra bên ngoài chúng ta dùng tay bịt chặt ống đầu ra dàn nóng, khi lực đẩy mạnh không giữ được nữa thì ta buông ra. Cứ thế các bạn thực hiện lặp lại 3 - 5 lần.




"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

>>> Cách 2:

Chúng ta dùng bình khí nito để sục giàn. Mình khuyên các bạn nên sử dụng khí nito vì nó là khí trơ, nó khô và không có hơi ẩm bên trong. Vì thế hiệu quả cũng tốt hơn nhiều.

- Chúng ta kết nối bình nito với đồng hồ đo áp, ống dẫn chịu áp lực cao.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"



Chúng ta nên lắp thêm một bộ van + đồng hồ để điều chỉnh lưu lượng khí nito từ từ (điều chỉnh tinh) và chuẩn xác hơn. Van chính của bình nito trong trường hợp bạn kết nối trực tiếp đồng hồ áp suất vào và chỉnh lưu lượng bằng van này thì rất dễ làm quá dải đo của đồng hồ áp, làm đồng hồ áp rất nhanh hỏng.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Tiếp theo chúng ta nhả mối hàn ống ở đầu ra máy nén và kết nối ống dẫn với ống đồng vào dàn nóng, cố định vị trí kết nối bằng quai nhê.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Chúng ta mở van chính của bình (nhích nhẹ) --> Mở van điều chỉnh (nhích nhẹ) để áp suất nito thoát ra khoảng 10 psi.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Tiếp theo chúng ta dùng ngón tay bịt lại ở đầu ra dàn nóng, khi nào đồng hồ chỉ áp suất khoảng 70 - 80psi các bạn thả ngón tay ra. Thực hiện như vậy từ 3 - 5 lần.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Sau khi thực hiện xong, các bạn khóa van bình nito lại, tháo vị trí kết nối với ống dẫn áp lực ra và hàn vào đầu ra máy nén như ban đầu.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Bước 4: Kết nối phin lọc, cáp và rắc co vào đầu ra của dàn nóng. Đầu ra của cáp thả tự do.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Nếu các bạn sử dụng phin lọc: Một đầu vào của phin lọc kết nối với đầu ra dàn nóng, đầu vào còn lại kết nối với rắc co D6mm, đầu ra kết nối với đầu vào cáp, đầu ra cáp thả tự do. Rắc co D6mm để kết nối với đồng hồ đo áp.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Nếu các bạn không sử dụng phin lọc: Các bạn hàn rắc co D6mm vào vị trí như hình bên dưới:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Lưu ý: 

Trước khi hàn rắc co vào, các bạn tháo tim rắc co ra tránh khi hàn nhiệt độ cao sẽ làm hỏng.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Bước 5: Kết nối đồng hồ đo áp vào vị trí rắc co, khóa van đồng hồ và cấp nguồn cho máy chạy.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"



Ở đây chúng ta lấy ví dụ cân cáp cho máy điều hòa sử dụng ga lạnh R22 nên áp suất tiêu chuẩn trước ống mao & phin lọc (trường hợp có phin lọc) là 70 - 80psi.

- Chúng ta cấp nguồn cho máy chạy. Áp suất đo được là 100psi, sau đó chúng ta mở van xả áp và tắt nguồn máy nén. Như vậy trở lực qua ống mao và phin lọc là 100psi.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Do áp suất này cao hơn áp suất tiêu chuẩn (> 70 - 80psi) nên chúng ta phải cắt bớt chiều dài của cáp đi để áp suất đạt trong giới hạn cho phép.

Các bạn lưu ý nếu máy nén chúng ta còn tốt chúng ta sẽ lấy giới hạn cận trên (80psi), nếu máy nén chúng ta dùng đã lâu và yếu chúng ta lấy giới hạn cận dưới là 70psi. Tất nhiên khi lấy giá trị dưới thì công suất lạnh sẽ giảm đi chút ít nhưng đảm bảo máy nén sẽ hoạt động bền bỉ hơn.

- Trong trường hợp áp suất đo được < 70 psi thì do cáp các bạn chọn lớn quá hoặc cáp hơi ngắn, các bạn phải chọn lại cáp.

- Và bây giờ chúng ta tiến hành cắt cáp từng chút một và cho chạy lại máy để kiểm tra áp suất. Quá trình này sẽ kéo dài tùy kinh nghiệm của người thợ cho đến khi áp suất đạt yêu cầu.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Chúng ta cũng có thể dựa vào tính toán như bên dưới, sau khi đo lại chiều dài cáp, ở đây là 115cm (tương ứng với áp suất đo được ở trên 100psi).


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


>>> Lần 1:

100psi --> Lo = 115cm
70psi (áp suất yêu cầu) --> L1 ? (cm)

--> L1 = (70x115)/100 = 80.5cm
--> Chiều dài cáp cần cắt: Lc = Lo - L1 = 115 - 80.5 = 34.5cm

Chúng ta cắt cáp và tiếp tục đo lại áp suất.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"



Áp suất lần này đo được là 90psi. Chúng ta lặp lại tính toán lần 2.

>>> Lần 2:

90psi --> L1 = 80.5cm
70psi (áp suất yêu cầu) --> L2 ? (cm)

--> L2 = (70x80.5)/90 = 63cm
--> Chiều dài cáp cần cắt: Lc = L1 - L2 = 80.5 - 63 = 17.5cm

Chúng ta cắt cáp và tiếp tục đo lại áp suất.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Áp suất đo được là 80psi.

>>> Lần 3:

80psi --> L2 = 63cm
70psi (áp suất yêu cầu) --> L3 ? (cm)

--> L3 = (70x63)/80 = 55 cm
--> Chiều dài cáp cần cắt: Lc = L2 - L3 = 63 - 55 = 8cm

Chúng ta cắt cáp và tiếp tục đo lại áp suất.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Ok Áp suất đã đạt tiêu chuẩn 70psi.

Bước 6: Hàn cáp vào lại hệ thống.

- Hàn đầu ra của cáp vào đoạn ống nối vào van 2 ngã.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

- Vị trí rắc co D6mm chúng ta cắt ra, dùng kềm bóp dẹp ống và hàn lại như vậy sẽ yên tâm không bị rò rỉ gas về sau.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Như vậy là mình đã giới thiệu đến các bạn phương pháp cân cáp cho máy điều hòa dựa theo Video hướng dẫn của Youtube Chanel CarotNguyen.

VIDEO THAM KHẢO:



NGUỒN: 

Bài viết tổng hợp bởi EBOOKBKMT dựa trên VIDEO (Youtube Chanel CarotNguyen)


Ở bài viết này EBOOKBKMT sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp cân cáp (ống mao) - bộ phận tiết lưu cho máy điều hòa mono. Chúng ta áp dụng cân lại cáp cho máy điều hòa khi thay block nén mới, cáp mới hoặc thay phin lọc. Mục đích cân lại cáp để máy điều hòa hoạt động ổn định và lâu dài đúng áp suất tiêu chuẩn và đạt được công suất lạnh yêu cầu.


Bài viết này dựa theo Video hướng dẫn của Youtuber CarotNguyen, trước tiên các bạn hãy xem Video này ở bên dưới:


NGUỒN: Youtube Chanel - CarotNguyen


Nào chúng ta cùng bắt đầu:

Các thiết bị và dụng cụ cần thiết:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

- Cáp (ống mao dẫn).
- Đầu ren ngoài đồng D6mm.
- Thước kẹp để đo đường kính ngoài của cáp.
- Phin lọc.
- Đồng hồ đo áp suất gas.
- Đồng hồ kẹp dòng.
- Dụng cụ để cắt cáp (Kéo hoặc kìm bấm cos).
- Dụng cụ hàn (Đèn khò hoặc bình Oxy gas).

Hướng dẫn chọn cáp phù hợp cho máy lạnh:

Lưu ý:  

Để chọn cáp phù hợp cho máy các bạn nói với người bán hàng mình cần mua cáp dùng cho máy điều hòa công suất bao nhiêu (1HP, 1.5HP, ... ?).

Trường hợp nếu người bán hàng cũng không rành về vấn đề này, các bạn dùng thước kẹp đo thực tế trên máy. Tùy vào công suất của máy mà đường kính của cáp là khác nhau, các bạn có thể tham khảo:

+ Máy điều hòa công suất 1.0 HP (9000 Btu/h): Cáp có đường kính khoảng 2.5mm
+ Máy điều hòa công suất 1.5 HP (12000 Btu/h): Cáp có đường kính khoảng 3.25mm


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Chúng ta không nên lựa chọn cáp sai lệch với đường kính tiêu chuẩn của nhà sản xuất quá nhiều, nên lựa chọn đường kính cáp bằng (80 - 110%) so với đường kính tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nếu chúng ta lựa chọn cáp quá nhỏ, khi máy hoạt động thời gian dài rất dễ bị tắc cáp. Còn nếu cáp quá lớn thì sẽ không đạt áp suất yêu cầu, năng suất lạnh của máy sẽ giảm.

Ví dụ:

Ở đây cáp đo được là 2.51mm, chúng ta có thể chọn cáp có đường kính từ 2.0 - 2.7mm là được.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Áp suất của bộ phận tiết lưu máy lạnh:

Áp suất của bộ phận tiết lưu máy lạnh (cáp/ ống mao) phụ thuộc vào:

- Nhiệt độ bay hơi tại dàn lạnh mong muốn.
- Loại gas lạnh đang sử dụng R22/R32/R410A. Bởi vì mỗi loại gas lạnh có áp suất bay hơi khác nhau.

Các bạn có thể tham khảo các thông số áp suất, nhiệt độ, tính chất vật lý của các loại ga lạnh tại:

https://www.ebookbkmt.com/2018/10/sach-scan-moi-chat-lanh-nguyen-uc-loi.html
https://www.ebookbkmt.com/2015/11/sach-scan-gas-dau-va-chat-tai-lanh.html

- Công suất của block nén, áp suất hút và đẩy của block nén.

Các bước cân cáp cho máy điều hòa:

Bước 1: Thu hồi hoặc xả bỏ toàn bộ lượng ga lạnh trong máy ra bên ngoài. 

Các van 2 ngã & 3 ngã đầu lục giác phải luôn ở trạng thải mở.

Lí do là vì khi chúng ta sử dụng đèn hàn để thực hiện công việc ở nhiệt độ cao có thể làm ga lạnh biến đổi tính chất, sinh ra khí độc và thậm chỉ là gây nổ, rất nguy hiểm vì áp suất tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ.

Bước 2: Sử dụng đèn hàn gia nhiệt ở hai đầu và tháo cáp ra.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Chúng ta tháo cáp và phin lọc ra bên ngoài.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Tùy từng công suất và tùy từng hãng thì máy điều hòa có thể được trang bị phin lọc hoặc không. Các máy công suất nhỏ thì hầu hết đều không có phin lọc. Phin lọc có tác dụng giữ lại các chất bẩn, tránh đi vào gây tắc ống mao.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Dùng giấy nhám làm sạch các vị trí hàn để mối hàn đảm bảo liên kết tốt và chắc chắn hơn.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Bước 3: Súc giàn trước khi gắn cáp và phin lọc vào. 

Mục đích để loại bỏ toàn bộ cặn bẩn bên trong dàn nóng ra bên ngoài sau một quá trình hoạt động dài.

Có 02 cách để thực hiện súc giàn:

>>> Cách 1:

Chúng ta sử dụng chính block nén của máy để hút không khí và đẩy các cặn bẩn ra bên ngoài.

- Chúng ta cấp nguồn cho máy nén chạy. Để tăng hiệu quả đẩy cặn bẩn ra bên ngoài chúng ta dùng tay bịt chặt ống đầu ra dàn nóng, khi lực đẩy mạnh không giữ được nữa thì ta buông ra. Cứ thế các bạn thực hiện lặp lại 3 - 5 lần.




"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

>>> Cách 2:

Chúng ta dùng bình khí nito để sục giàn. Mình khuyên các bạn nên sử dụng khí nito vì nó là khí trơ, nó khô và không có hơi ẩm bên trong. Vì thế hiệu quả cũng tốt hơn nhiều.

- Chúng ta kết nối bình nito với đồng hồ đo áp, ống dẫn chịu áp lực cao.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"



Chúng ta nên lắp thêm một bộ van + đồng hồ để điều chỉnh lưu lượng khí nito từ từ (điều chỉnh tinh) và chuẩn xác hơn. Van chính của bình nito trong trường hợp bạn kết nối trực tiếp đồng hồ áp suất vào và chỉnh lưu lượng bằng van này thì rất dễ làm quá dải đo của đồng hồ áp, làm đồng hồ áp rất nhanh hỏng.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Tiếp theo chúng ta nhả mối hàn ống ở đầu ra máy nén và kết nối ống dẫn với ống đồng vào dàn nóng, cố định vị trí kết nối bằng quai nhê.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Chúng ta mở van chính của bình (nhích nhẹ) --> Mở van điều chỉnh (nhích nhẹ) để áp suất nito thoát ra khoảng 10 psi.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Tiếp theo chúng ta dùng ngón tay bịt lại ở đầu ra dàn nóng, khi nào đồng hồ chỉ áp suất khoảng 70 - 80psi các bạn thả ngón tay ra. Thực hiện như vậy từ 3 - 5 lần.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Sau khi thực hiện xong, các bạn khóa van bình nito lại, tháo vị trí kết nối với ống dẫn áp lực ra và hàn vào đầu ra máy nén như ban đầu.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Bước 4: Kết nối phin lọc, cáp và rắc co vào đầu ra của dàn nóng. Đầu ra của cáp thả tự do.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Nếu các bạn sử dụng phin lọc: Một đầu vào của phin lọc kết nối với đầu ra dàn nóng, đầu vào còn lại kết nối với rắc co D6mm, đầu ra kết nối với đầu vào cáp, đầu ra cáp thả tự do. Rắc co D6mm để kết nối với đồng hồ đo áp.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Nếu các bạn không sử dụng phin lọc: Các bạn hàn rắc co D6mm vào vị trí như hình bên dưới:


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Lưu ý: 

Trước khi hàn rắc co vào, các bạn tháo tim rắc co ra tránh khi hàn nhiệt độ cao sẽ làm hỏng.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Bước 5: Kết nối đồng hồ đo áp vào vị trí rắc co, khóa van đồng hồ và cấp nguồn cho máy chạy.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"



Ở đây chúng ta lấy ví dụ cân cáp cho máy điều hòa sử dụng ga lạnh R22 nên áp suất tiêu chuẩn trước ống mao & phin lọc (trường hợp có phin lọc) là 70 - 80psi.

- Chúng ta cấp nguồn cho máy chạy. Áp suất đo được là 100psi, sau đó chúng ta mở van xả áp và tắt nguồn máy nén. Như vậy trở lực qua ống mao và phin lọc là 100psi.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


- Do áp suất này cao hơn áp suất tiêu chuẩn (> 70 - 80psi) nên chúng ta phải cắt bớt chiều dài của cáp đi để áp suất đạt trong giới hạn cho phép.

Các bạn lưu ý nếu máy nén chúng ta còn tốt chúng ta sẽ lấy giới hạn cận trên (80psi), nếu máy nén chúng ta dùng đã lâu và yếu chúng ta lấy giới hạn cận dưới là 70psi. Tất nhiên khi lấy giá trị dưới thì công suất lạnh sẽ giảm đi chút ít nhưng đảm bảo máy nén sẽ hoạt động bền bỉ hơn.

- Trong trường hợp áp suất đo được < 70 psi thì do cáp các bạn chọn lớn quá hoặc cáp hơi ngắn, các bạn phải chọn lại cáp.

- Và bây giờ chúng ta tiến hành cắt cáp từng chút một và cho chạy lại máy để kiểm tra áp suất. Quá trình này sẽ kéo dài tùy kinh nghiệm của người thợ cho đến khi áp suất đạt yêu cầu.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Chúng ta cũng có thể dựa vào tính toán như bên dưới, sau khi đo lại chiều dài cáp, ở đây là 115cm (tương ứng với áp suất đo được ở trên 100psi).


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


>>> Lần 1:

100psi --> Lo = 115cm
70psi (áp suất yêu cầu) --> L1 ? (cm)

--> L1 = (70x115)/100 = 80.5cm
--> Chiều dài cáp cần cắt: Lc = Lo - L1 = 115 - 80.5 = 34.5cm

Chúng ta cắt cáp và tiếp tục đo lại áp suất.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"



Áp suất lần này đo được là 90psi. Chúng ta lặp lại tính toán lần 2.

>>> Lần 2:

90psi --> L1 = 80.5cm
70psi (áp suất yêu cầu) --> L2 ? (cm)

--> L2 = (70x80.5)/90 = 63cm
--> Chiều dài cáp cần cắt: Lc = L1 - L2 = 80.5 - 63 = 17.5cm

Chúng ta cắt cáp và tiếp tục đo lại áp suất.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Áp suất đo được là 80psi.

>>> Lần 3:

80psi --> L2 = 63cm
70psi (áp suất yêu cầu) --> L3 ? (cm)

--> L3 = (70x63)/80 = 55 cm
--> Chiều dài cáp cần cắt: Lc = L2 - L3 = 63 - 55 = 8cm

Chúng ta cắt cáp và tiếp tục đo lại áp suất.



"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"


Ok Áp suất đã đạt tiêu chuẩn 70psi.

Bước 6: Hàn cáp vào lại hệ thống.

- Hàn đầu ra của cáp vào đoạn ống nối vào van 2 ngã.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

- Vị trí rắc co D6mm chúng ta cắt ra, dùng kềm bóp dẹp ống và hàn lại như vậy sẽ yên tâm không bị rò rỉ gas về sau.


"Click vào để xem ảnh gốc với chất lượng tốt hơn"

Như vậy là mình đã giới thiệu đến các bạn phương pháp cân cáp cho máy điều hòa dựa theo Video hướng dẫn của Youtube Chanel CarotNguyen.

VIDEO THAM KHẢO:



NGUỒN: 

Bài viết tổng hợp bởi EBOOKBKMT dựa trên VIDEO (Youtube Chanel CarotNguyen)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: