SÁCH - Phân Tích Hóa Học Thực Phẩm Full (Hà Duyên Tư Cb)


Năm 7996, Hà Duyên Tư (chủ biên) và các cộng sự đã viết cuốn giáo trình "Quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm" gồm 3 phần: Phấn 1. Quản lý chất lượng thực phẩm: Phần 2. Một số phương pháp phân tích thành phần hoá học chất lượng thực phẩm: Phần 3. Đảm bảo chất lượng tổng hợp và dinh dưỡng thực phẩm. Giáo trình đã được giảng dạy cho sinh viên ngành công nghệ chế biến thực phẩm. Từ năm 2003, sau khi nhóm chuyên ngành "Quản lý chất lượng thực phẩm“ hình thành để cải tiến phương pháp giảng dạy và giáo trình, tác giả Hà Duyên Tư đã cải biên bổ sung vào phần 1 để viết thành giáo trình "Quản lý chất lượng trong công nghệ thực phẩm" (Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội-2006) và chương “Phân tích cảm quan" thành giáo trình "Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm" (Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội-2006). Năm 2009, Chủ biên và các cộng sự đã thống nhất viết lại, bổ sung để tái bản phần 2 thành cuốn giáo trình "Phân tích hoá học thực phẩm".

Phân tích hóa học thực phẩm là một môn học chuyên ngành giảng dạy cho sinh viên những năm cuối ngành Công nghệ thực phẩm và liên quan. Môn học đòi hỏi người học đã có kiến thức cơ bản về Hóa học và các môn phân tích hóa học như Phân tích định tính, Phân tích định lượng, Phân tích công cụ. Sẽ tốt hơn nếu người học đã có kiến thức về Hóa sinh, Công nghệ thực phẩm và Chất lượng thực phẩm.

Ngày nay chuyên ngành phân tích thực phẩm đã có những bước tiến lớn, nhờ những dụng cụ và thiết bị hiện đại mà việc phân tích thành phần hóa học trở nên nhanh chóng, đơn giản và chính xác hơn. Sự kết hợp giữa các cụm thiết bị phân tích công cụ hiện đại như sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí (GC), sắc ký khí với bộ phận phát hiện cộng kết điện từ (GC-ECD) và sắc ký khí khối phổ (GC-MS) đã cho phép nghiên cứu chính xác thành phần và cấu trúc của các thành phần hóa học thực phẩm, đặc biệt là các thành phần vi lượng, các độc tố ở dạng vết. Các kỹ thuật phân tích này cho phép kiểm soát tốt thành phần và chất lượng thực phẩm từ khâu nguyên liệu, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ. Ngoài ra còn đảm bảo kiểm soát về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Trong khuôn khổ thời lượng giảng dạy và trên nền kiến thức đã có của người học, cuốn giáo trình đề cập đến kỹ thuật phân tích các thành phần dinh dưỡng, một số hợp chất hóa học khác và các thành phần hóa học gây ngộ độc thực phẩm. Trong mỗi chất hoặc nhóm chất cần phân tích, tài liêu viết thành 3 phần: l) Giới thiệu chung, 2) Kỹ thuật phân tích, 3) Các bài thí nghiệm. Phần các bài thí nghiệm được lựa chọn trên cơ sở yêu cầu thực tế của các xí nghiệp chế biến thực phẩm. Phần cuối của giáo trình có đề cập một số phương pháp phân tích hiện đại trên những thiết bị tiên tiến mà trên thực tế nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất đang sử dụng.

Cuốn sách này dùng làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học trên cơ sở cải tiến, bổ sung từ các tài liệu giảng dạy nhiều năm nay. Tuy vậy lần tái bản này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để bổ sung và hoàn chỉnh vào những lần xuất bản sau.

NỘI DUNG:

Chương 1: Giới thiệu.

Chương 2: Nước.

Chương 3: Protein.

Chương 4: Enzym.

Chương 5: Gluxit.

Chương 6: Lipit.

Chương 7: Chất thơm.

Chương 8: Vitamin.

Chương 9: Alcaloit và phenol.

Chương 10: Một số chất vô cơ gây độc.

Chương 11: Tồn dư và nhiễm tạp độc tố









LINK DOWNLOAD - BẢN 2013 (UPDATING...)


Năm 7996, Hà Duyên Tư (chủ biên) và các cộng sự đã viết cuốn giáo trình "Quản lý và kiểm tra chất lượng thực phẩm" gồm 3 phần: Phấn 1. Quản lý chất lượng thực phẩm: Phần 2. Một số phương pháp phân tích thành phần hoá học chất lượng thực phẩm: Phần 3. Đảm bảo chất lượng tổng hợp và dinh dưỡng thực phẩm. Giáo trình đã được giảng dạy cho sinh viên ngành công nghệ chế biến thực phẩm. Từ năm 2003, sau khi nhóm chuyên ngành "Quản lý chất lượng thực phẩm“ hình thành để cải tiến phương pháp giảng dạy và giáo trình, tác giả Hà Duyên Tư đã cải biên bổ sung vào phần 1 để viết thành giáo trình "Quản lý chất lượng trong công nghệ thực phẩm" (Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội-2006) và chương “Phân tích cảm quan" thành giáo trình "Kỹ thuật phân tích cảm quan thực phẩm" (Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội-2006). Năm 2009, Chủ biên và các cộng sự đã thống nhất viết lại, bổ sung để tái bản phần 2 thành cuốn giáo trình "Phân tích hoá học thực phẩm".

Phân tích hóa học thực phẩm là một môn học chuyên ngành giảng dạy cho sinh viên những năm cuối ngành Công nghệ thực phẩm và liên quan. Môn học đòi hỏi người học đã có kiến thức cơ bản về Hóa học và các môn phân tích hóa học như Phân tích định tính, Phân tích định lượng, Phân tích công cụ. Sẽ tốt hơn nếu người học đã có kiến thức về Hóa sinh, Công nghệ thực phẩm và Chất lượng thực phẩm.

Ngày nay chuyên ngành phân tích thực phẩm đã có những bước tiến lớn, nhờ những dụng cụ và thiết bị hiện đại mà việc phân tích thành phần hóa học trở nên nhanh chóng, đơn giản và chính xác hơn. Sự kết hợp giữa các cụm thiết bị phân tích công cụ hiện đại như sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký khí (GC), sắc ký khí với bộ phận phát hiện cộng kết điện từ (GC-ECD) và sắc ký khí khối phổ (GC-MS) đã cho phép nghiên cứu chính xác thành phần và cấu trúc của các thành phần hóa học thực phẩm, đặc biệt là các thành phần vi lượng, các độc tố ở dạng vết. Các kỹ thuật phân tích này cho phép kiểm soát tốt thành phần và chất lượng thực phẩm từ khâu nguyên liệu, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ. Ngoài ra còn đảm bảo kiểm soát về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

Trong khuôn khổ thời lượng giảng dạy và trên nền kiến thức đã có của người học, cuốn giáo trình đề cập đến kỹ thuật phân tích các thành phần dinh dưỡng, một số hợp chất hóa học khác và các thành phần hóa học gây ngộ độc thực phẩm. Trong mỗi chất hoặc nhóm chất cần phân tích, tài liêu viết thành 3 phần: l) Giới thiệu chung, 2) Kỹ thuật phân tích, 3) Các bài thí nghiệm. Phần các bài thí nghiệm được lựa chọn trên cơ sở yêu cầu thực tế của các xí nghiệp chế biến thực phẩm. Phần cuối của giáo trình có đề cập một số phương pháp phân tích hiện đại trên những thiết bị tiên tiến mà trên thực tế nhiều cơ sở nghiên cứu và sản xuất đang sử dụng.

Cuốn sách này dùng làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học trên cơ sở cải tiến, bổ sung từ các tài liệu giảng dạy nhiều năm nay. Tuy vậy lần tái bản này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để bổ sung và hoàn chỉnh vào những lần xuất bản sau.

NỘI DUNG:

Chương 1: Giới thiệu.

Chương 2: Nước.

Chương 3: Protein.

Chương 4: Enzym.

Chương 5: Gluxit.

Chương 6: Lipit.

Chương 7: Chất thơm.

Chương 8: Vitamin.

Chương 9: Alcaloit và phenol.

Chương 10: Một số chất vô cơ gây độc.

Chương 11: Tồn dư và nhiễm tạp độc tố









LINK DOWNLOAD - BẢN 2013 (UPDATING...)

M_tả
M_tả

Không có nhận xét nào: