BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN - Module THPT13 Vai trò của nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THPT trong xây dựng kế hoạch dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu và nhu cầu học tập của học sinh trung học phổ thông
1. Nhu cầu:
+ Nhu cầu là hình thức liên hệ giữa cơ thể sống và thế giới bên ngoài, nguồn gốc tính tích cực của cơ thể sống. Nhu cầu như là lực lượng bản chất bên trong thúc đẩy cơ thể tiến hành những hình thức hoạt động có chất lượng nhất định, cần thiết cho sự duy trì và phát triển của cá thể và loài. Trong các hình thức sinh học ban đầu, nhu cầu xuất hiện như là sự đòi hỏi của cơ thể đối với một cái gì đó nằm ngoài cơ thể và cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Các nhu cầu của cơ thể có tính chất nội cân bằng: hoạt động mà nó thúc đẩy luôn hướng tới việc đạt được mức độ thực hiện chức năng tối ưu của các quá trình sống, nhu cầu tiếp tục xuất hiện khi các chức năng đi chệnh khỏi mức độ này và dừng lại khi đạt được mức độ đó.
Những đặc điểm quan trọng của nhu cầu là đặc điểm về tính đối tượng, tính chu kì, tính bền vững, nội dung và phương thức thoả mãn.
Nhu cầu, định nghĩa đơn giản nhất là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhu cầu- điều đòi hỏi của đời sổng, tự nhiên và xã hội.
+ Mọi người có nhiều nhu cầu:
- Nhu cầu thực tế: những nhu cầu mà ý nghĩa của nó được xác định bởi các hình thức tác động qua lại với đổi tượng (ăn uổng, nhận thức).
- Nhu cầu chức năng: những nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động vì chính bản thân quá trình hoạt động (vui chơi, sáng tạo).
- Các nhu cầu không phải lúc nào cũng hoàn toàn được thoả mãn, vì nhu cầu luôn thay đổi và phát triển, chẳng hạn: nhu cầu ăn, từ có cái ăn đến ăn no rồi phát triển tới ăn ngon...; tương tự, nhu cầu đi lại: từ đi bộ đi xe đạp đi ô tô máy bay...
Dân gian có câu: “Có một thì muốn có hai
Có ba có bốn, lại nài có năm"
hoặc “có mới, nới cũ", “được đằng chân lân đằng đầu" để nói lên nhu cầu của con người là không có giới hạn.
- Nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy con người hoạt động, vì mọi hoạt động đều nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu. Thoả mãn nhu cầu cá nhân và động lực thúc đẩy học tập có mối quan hệ như thế nào?
* Nhu cầu của con người gồm 5 bậc:
- Nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định.
- Nhu cầu được kính trọng.
- Nhu cầu xã hội văn hoá.
- Nhu cầu về an toàn tính mạng, tài sản.
- Nhu cầu sinh lí cơ bản: ăn, ở, vệ sinh, tình dục...
+ Nhu cầu có vai trò trong cuộc sống của cá nhân và xã hội: Đặc trưng của nhu cầu con người được quy định ở chỗ con người không đối diện với thế giới như là một cá thể đơn độc mà là thành viên của các hệ thống xã hội khác nhau và là thành viên của nhân loại nói chung. Những nhu cầu cấp cao của con người, phản ánh mối liên hệ của con người với cộng đồng xã hội ở các mức độ khác nhau, cũng như những điều kiện tồn tại và phát triển của chính bản thân hệ thống xã hội. Điều này liên quan đến cả nhu cầu của nhóm xã hội và xã hội nói chung trên tổng thể và cả nhu cầu của mọi cá nhân riêng lẽ, trong các nhu cầu đó có bản chất xã hội.
LƯU Ý:
Tài liệu được chia sẻ bởi Thành viên có FB "Nguyễn Vĩ Khang" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu và nhu cầu học tập của học sinh trung học phổ thông
1. Nhu cầu:
+ Nhu cầu là hình thức liên hệ giữa cơ thể sống và thế giới bên ngoài, nguồn gốc tính tích cực của cơ thể sống. Nhu cầu như là lực lượng bản chất bên trong thúc đẩy cơ thể tiến hành những hình thức hoạt động có chất lượng nhất định, cần thiết cho sự duy trì và phát triển của cá thể và loài. Trong các hình thức sinh học ban đầu, nhu cầu xuất hiện như là sự đòi hỏi của cơ thể đối với một cái gì đó nằm ngoài cơ thể và cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Các nhu cầu của cơ thể có tính chất nội cân bằng: hoạt động mà nó thúc đẩy luôn hướng tới việc đạt được mức độ thực hiện chức năng tối ưu của các quá trình sống, nhu cầu tiếp tục xuất hiện khi các chức năng đi chệnh khỏi mức độ này và dừng lại khi đạt được mức độ đó.
Những đặc điểm quan trọng của nhu cầu là đặc điểm về tính đối tượng, tính chu kì, tính bền vững, nội dung và phương thức thoả mãn.
Nhu cầu, định nghĩa đơn giản nhất là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhu cầu- điều đòi hỏi của đời sổng, tự nhiên và xã hội.
+ Mọi người có nhiều nhu cầu:
- Nhu cầu thực tế: những nhu cầu mà ý nghĩa của nó được xác định bởi các hình thức tác động qua lại với đổi tượng (ăn uổng, nhận thức).
- Nhu cầu chức năng: những nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động vì chính bản thân quá trình hoạt động (vui chơi, sáng tạo).
- Các nhu cầu không phải lúc nào cũng hoàn toàn được thoả mãn, vì nhu cầu luôn thay đổi và phát triển, chẳng hạn: nhu cầu ăn, từ có cái ăn đến ăn no rồi phát triển tới ăn ngon...; tương tự, nhu cầu đi lại: từ đi bộ đi xe đạp đi ô tô máy bay...
Dân gian có câu: “Có một thì muốn có hai
Có ba có bốn, lại nài có năm"
hoặc “có mới, nới cũ", “được đằng chân lân đằng đầu" để nói lên nhu cầu của con người là không có giới hạn.
- Nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy con người hoạt động, vì mọi hoạt động đều nhằm mục đích thoả mãn các nhu cầu. Thoả mãn nhu cầu cá nhân và động lực thúc đẩy học tập có mối quan hệ như thế nào?
* Nhu cầu của con người gồm 5 bậc:
- Nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định.
- Nhu cầu được kính trọng.
- Nhu cầu xã hội văn hoá.
- Nhu cầu về an toàn tính mạng, tài sản.
- Nhu cầu sinh lí cơ bản: ăn, ở, vệ sinh, tình dục...
+ Nhu cầu có vai trò trong cuộc sống của cá nhân và xã hội: Đặc trưng của nhu cầu con người được quy định ở chỗ con người không đối diện với thế giới như là một cá thể đơn độc mà là thành viên của các hệ thống xã hội khác nhau và là thành viên của nhân loại nói chung. Những nhu cầu cấp cao của con người, phản ánh mối liên hệ của con người với cộng đồng xã hội ở các mức độ khác nhau, cũng như những điều kiện tồn tại và phát triển của chính bản thân hệ thống xã hội. Điều này liên quan đến cả nhu cầu của nhóm xã hội và xã hội nói chung trên tổng thể và cả nhu cầu của mọi cá nhân riêng lẽ, trong các nhu cầu đó có bản chất xã hội.
LƯU Ý:
Tài liệu được chia sẻ bởi Thành viên có FB "Nguyễn Vĩ Khang" chỉ được dùng phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu.

%20(1).png)

.png)
Không có nhận xét nào: